Phật dạy: Con người muốn buông được phiền não, phải dứt bỏ 3 nghiệp chướng này

20:00, Thứ năm 19/09/2019

( PHUNUTODAY ) - Con người nếu muốn sống không muộn phiền, tiêu diêu, tự tại, tốt nhất cần phải dứt bỏ hoàn toàn 3 nghiệp chướng sau.

Bất hiếu với cha mẹ

Phật dạy: Trong muôn ngàn tội, bất hiếu là tội làm tiêu giảm phúc đức nhanh nhất. Dù trước đó công đức sâu rộng như đại dương, nhưng làm điều sai quấy với phụ mẫu sẽ khiến trời không dung, đất không tha. Cuối cùng khi chết đi, chẳng những không thể thành tiên thành phật, mà muôn đời muôn kiếp chỉ được đầu thai làm súc sinh, không được phép làm người.

anh 252

Người bất hiếu, phúc lộc suy vọng, làm gì cũng khó, cuộc sống muôn phần trắc trở, chẳng mấy khi xứng ý toại lòng. Coi thường cha mẹ nghèo, hết kiếp sẽ phải chịu cảnh hèn mọn. Sống ích kỷ mà bỏ rơi cha mẹ, đến phút cuối đời sẽ cùng quẫn, cô đơn. Con người dùng vật chất nuôi dưỡng cha mẹ, tương lai tất sẽ giàu có, hưng thịnh. Bằng không tất thảy danh vọng đều hóa thành tro bui, bay đi mất.

Sân si với người khác

Sân si với thiên hạ, đặt điều dèm pha nói xấu sau lưng, không chỉ vạn sự không thông mà lòng còn chuốc thêm phiền não. Phật dạy, trách oan người khác đã làm tiêu giảm 3 tầng phúc đức. Kẻ gặp nghịch cảnh mà oán trời trách đất, sẽ không được bao dung, bảo hộ. Người vì mọi chuyện không toại ý, thât bại mà buông lời ghen tỵ, dèm pha, sẽ chìm xuống vực sâu của tội lỗi, tu ngàn kiếp cũng chẳng thể sang giàu.

Đòi hỏi công ơn từ người khác

Giúp người là một việc sản sinh phúc đức bậc nhất. Nhưng nếu có lòng đòi hỏi, thậm chí hối hận vì không thể nhận lại ơn huệ, tất thảy công trạng sẽ tiêu vong. Làm điều thiện vốn xuất phát từ chân tâm. Nếu không cam tâm tình nguyện sẽ làm tổn thương lòng tin và tự trọng của người khác. Thay vì nhận được phúc báo, ta lại tự gánh thêm nghiệp chướng vào mình.

anh 308

Đời người nếu muốn buông bỏ muộn phiền, tốt nhất hãy sống thanh thuần và đơn giản như dòng nước mát. Lặng lẽ cống hiến những gì tinh túy nhất cho biển cả mà không cầu nhận lại.

chia sẻ bài viết
Theo:  khoevadep.com.vn copy link
Tác giả: Xuân Quỳnh