Chè xanh của Trung Quốc gồm nhiều chủng loại vốn có tiếng trên thế giới nhưng các phân tích thành phần hóa học gần đây đã phát hiện có chứa nhiều chất có hại cho sức khỏe như dầu vừng, dầu hạnh nhân và các loại tinh dầu tổng hợp, trong đó nhiều chất có khả năng gây ung thư.
Ảnh minh họa |
GDVN cho biết, chè của Trung Quốc có chứa những chất rất nguy hiểm, đặc biệt các chất độc đặc hiệu đối với một số chủng tộc, nhất là chủng châu Âu (Europeids).
Không những vậy, các nhà khoa học còn phát hiện ra một chất gây ung thư khác dùng làm phụ gia thực phẩm có mùi thơm của ổi (guava) do công ty Guangzhou Meiyi Flavors&Flagrances sản xuất, có trong chè (dạng bột) và các loại dầu ăn của công ty Jiangmen Gaudy’s Food, trong men bánh mì của công ty Jiangmen Jhan Wang Food. Cả ba công ty này đều đóng tại tỉnh Quảng Đông.
Được biết, tháng 5 vừa qua, Đài Loan đã thủ tiêu 286 tấn thực phẩm chế biến nhập từ Trung Quốc, có chứa dioctyl phtalat.
Ngược lại, chính nhà cầm quyền Bắc Kinh vào tháng đó cũng ra lệnh cấm nhập khẩu 948 tấn thực phẩm chế biến của Đài Loan, nói rằng các sản phẩm này chứa các chất độc hại theo quy định của Trung Quốc. Trong khi đó, được biết các sản phẩm chứa DEHP gần đây được phát hiện tại 3 nhà máy tại phía Nam và phía Đông của Trung Hoa lục địa.
Trước đó, cuối tháng 5, đầu tháng 6, tại Việt Nam, Chi cục ATVSTP cũng đã phát hiện thêm nhiều sản phẩm thạch, loại kẹo xốp, nước giải khát nhiễm DEHP (phụ gia tạo đục) gây hại sức khoẻ.
Đầu tiên là phải kể đến sản phẩm thạch Taro của công ty Công ty New Choice Foods. Ngay sau đó, toàn bộ 3.688 thùng sản phẩm thạch rau câu hương vị khoai môn nhãn hiệu TARO đã được thu hồi từ 75 đại lý và 307 siêu thị trên toàn quốc. Trong quá trình thu hồi, công ty thu thêm 36 thùng do người tiêu dùng hoặc khách hàng phân phối nhỏ lẻ đem trả.
Tiếp đến là 3 sản phẩm nhập khẩu có nguồn gốc từ Phillippines do Công ty trách nhiệm hữu hạn HAMICO có địa chỉ tại 357 Lê Văn Qưới, phường Bình Trị Đông A, quận Tân Bình nhập. Các sản phẩm gồm kẹo xốp Marshies hương vani, hương vani socola, hương dâu.
Công ty HAMICO đã phong tỏa 3 lô hàng gồm hơn 2.100 thùng trong kho và thu hồi 100 thùng sản phẩm đã đưa ra thị trường.
Ba mặt hàng khác là nước giải khát nhiễm DEHP cũng được phát hiện do Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại dịch vụ sản xuất Gia Thịnh Phát tại quận Tân Bình nhập khẩu và phân phối gồm sirô táo đỏ, sirô nho, sirô vải. Ba mặt hàng này nhập khẩu từ Đài Loan do Công ty trách nhiệm hữu hạn Ye Yen Gen - Đài Loan sản xuất. Đại diện Công ty này đã thừa nhận 3 sản phẩm nhiễm DEHP và tiến hành thu hồi các sản phẩm trên.
Sở Y tế TP tục chỉ đạo việc kiểm soát mở rộng đối với các công ty kinh doanh các mặt hàng giải khát nằm trong danh sách cảnh báo của mạng cảnh báo toàn cầu INFOSAN và liên tục cập nhật, thông tin tới người tiêu dùng.
DEHP là tên gọi của một dẫn xuất của phthalate, phổ biến vì là một chất hóa dẻo hữu hiệu nhất trong ngành công nghiệp nhựa và chất dẻo. Một mình PVC để tạo nhựa thì không thể dẻo, dai, bền. Nhưng khi có thêm DEHP, PVC trở nên dẻo hơn, dai hơn, bền hơn, ít bị lão hoá hơn.
Người ta thấy DEHP có ảnh hưởng làm suy giảm sự phát triển của bộ phận sinh dục nam, khiến cơ quan sinh sản của nam giới bị teo lại.
Thống kê tại Mỹ cho thấy có khoảng 25% nam giới gặp trục trặc này có liên quan DEHP. Các nhà khoa học còn cho biết DEHP gây ra những ngộ độc cấp tính gây tử vong tại chỗ. Điều đáng nói, DEHP rất dễ rời bỏ chất gốc là PVC từ nhựa, túi bóng, từ ống thổi, từ đồ chơi, để phân tán vào cơ thể. Thế nên, nhiều nước đã cấm lưu hành đồ chơi có DEHP, cấm đưa DEHP vào sản xuất đồ chơi. Với những tác hại không nhỏ ở trên, DEHP cũng đủ bị cấm không cho vào thực phẩm.
(Tổng hợp)