Phi tần quyền lực nhất lịch sử Việt, 2 lần thay vua nhiếp chính và vết nhơ trong cuộc đời oanh liệt

13:29, Thứ bảy 18/05/2024

( PHUNUTODAY ) - Lịch sử Việt Nam ghi nhận bà là người 2 lần trị quốc thay vua, có nhiều đóng góp rất quan trọng cho triều đại nhà Lý.

Lịch sử Việt Nam ghi nhận bà Nguyên phi Ỷ Lan, người 2 lần trị quốc thay vua, có nhiều đóng góp rất quan trọng cho triều đại nhà Lý. Tuy nhiên, cuối đời huỷ hoại danh tiếng vì một chữ “ghen”.

Cuộc đời nàng Khiết - Nguyên phi Ỷ Lan

Nguyên phi Ỷ Lan quê ở Siêu Loại, nay thuộc huyện Gia Lâm, Hà Nội. Tương truyền, một hôm mẹ bà Ỷ Lan nằm mơ thấy nuốt khí mặt trăng, sau đó bà sinh ra một bé gái vô cùng xinh đẹp, kiều diễm và đặt tên là Lê Thị Yến Loan, hiệu là Khiết Nương. Bà có dung mạo đoan chính, tuy xuất thân là con nhà nông nhưng có đầy đủ công dung ngôn hạnh.

Nguyên phi Ỷ Lan, người 2 lần trị quốc thay vua

Nguyên phi Ỷ Lan, người 2 lần trị quốc thay vua

Hồi đó, vua cúng khấu cầu tự nhưng chưa thấy hiệu nghiệm nên mới đi chơi khắp các chùa quán. Xe vua đi đến đâu thì con trai, con gái ở vùng đóđổ xô đến xem không ngớt, duy chỉ có bà không đi. Khi đó, có ông lão bán dầu đi qua, bèn hỏi: "Sao cháu không đi xem vua?" thì nàng đáp lại: "Thân phận con gái nhà nghèo, sao xứng mà đi xem vua!".

Vua Lý Thánh Tông lấy làm lạ và nói chuyện qua với nàng. Qua câu chuyện vua cảm nhận được bà là người có đức hiếm có trong thiên hạ và đưa vào cung phong làm Ỷ Lan phu nhân. Ba năm sau, tức năm 1066, Ỷ Lan phu nhân hạ sinh hoàng tử Càn Đức. Ngày hôm sau vua lập hoàng thái tử và phong mẹ thái tử là bà làm Thần phi.

Tiếp đến mùa xuân năm 1068, bà sinh thêm hoàng tử Minh Nhân Vương, và được phong làm Nguyên phi. Đây là thứ bậc đứng đầu hoàng phi trong cung, chỉ đứng sau Thượng Dương hoàng hậu.

Nguyên phi Ỷ Lan hai lần buông rèm nhiếp chính

Tuy là bậc nữ nhi nhưng bà lại có tài trị quốc an dân. Lịch sử ghi chép, bà đã hai lần buông rèm nhiếp chính cùng các đại thần giúp vua Lý giữ vững giang sơn.

Lần thứ nhất là vào mùa xuân năm 1069, khi đó vua thân đi đánh Chiêm Thành. Lần ra trận này, vua đánh Chiêm Thành nhưng mãi không được, bèn đem quân về châu Cư Liên. Nhờ Nguyên phi giúp việc nội trị, lòng dân vui vẻ, cuộc sống yên ổn nên ông yên tâm đánh trận và bắt được vua nước đó và dân chúng 5 vạn người.

Lần thứ hai là khi vua băng hà ở điện Hội Tiên. Thái tử Càn Đức lên ngôi khi mới 7 tuổi. Bà phải buông rèm cùng nghe chính sự với vua, cùng với thái sư Lý Đạo Thành giúp đỡ công việc cho vua, giữ yên bờ cõi.

Vết đen cuộc đời bởi một chữ "ghen"

Vì sự ghen này để lại một vết nhơ trong cuộc đời của bà

Vì sự ghen này để lại một vết nhơ trong cuộc đời của bà

Tưởng chừng ghen tuông là chuyện thường tình của đàn bà, nhưng chính vì sự ghen này để lại một vết nhơ phủ nhận những công tích của bà được sử sách ngợi ca.

Nguyên phi Ỷ Lan cho mình là mẹ đẻ mà không dự chính sự, mới nói với vua rằng: "Mẹ già này khó nhọc mới có ngày nay, mà bây giờ phú quý người khác được hưởng, toan để mẹ già này vào đâu?". Vì vậy, năm 1073, vua bèn sai quân lính giam Dương thái hậu cùng thị nữ 76 người vào cung Thượng Dương sau đó bức phải chết, chôn theo lăng Thánh Tôn. Với những công trạng to lớn của bà đã đem lại cho triều đại thì những lời trách cứ cho sự nhẫn tâm của bà cũng phần nào giảm bớt trong sử sách. Tuy nhiên, đây là tội ác không phải ai cũng có thể bỏ qua. Đó quả thực là một vết nhơ trong cuộc đời oanh liệt của bà.

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link
Tác giả: Vũ Thêm
Từ khóa: phi tần hoàng cung Vua