Hoàng đế Càn Long là vị vua sống thọ nhất trong lịch sử Trung Quốc. Ghi chép cho thấy Càn Long có tổng cộng 41 hậu phi được sách phong. Vì số lượng phi tần quá nhiều nên việc ai đó không được hoàng đế chú ý cũng là điều bình thường. Nếu muốn được hoàng đế chú ý thì cũng phải tốn nhiều tâm tư.
Uông Thị vốn xuất thân không cao quý, chỉ là một nữ nhân từ Chính Bạch kỳ Bao y. Bà sinh năm Càn Long thứ 11 (tức năm 1746), nhỏ hơn hoàng đến 36 tuổi. Năm 17 tuổi, Uông thị được phụ thân đưa đến Bắc Kinh tham gia tuyển tú của Nội vụ phủ. Ban đầu bà nhập cung làm Quan nữ tử, sau phong Vĩnh Thường tại.
Thường tại là phân vị thấp nhất trong hậu cung triều Thanh. Bà khá xui xẻo khi phải ở phân vị này. Rõ ràng một điều rằng từ khi tiến cung, Uông thị chưa từng được Hoàng đế sủng hạnh. Một người sống lặng lẽ như vậy rất có thể sẽ giống như hàng vạn nữ nhân hậu cung khác không được ghi chép trong sách sử, cuối cùng sẽ bị lãng quên trong dòng chảy của thời gian.
Không cam tâm chôn vùi cuộc đời mình như thế, Uông Thị trong lòng luôn mong đến một ngày được Hoàng đế Càn Long sủng ái.
Vì thông minh, Uông Thị biết bản thân thấp cổ bé họng, khó có thể khiến Hoàng đế chú ý. Nên nàng đã nghĩ ra một kế sách đặc biệt, tập trung tấn công vào mâu thuẫn của Hoàng đế Càn Long: Sùng Khánh Hoàng Thái hậu.
Hoàng đế Càn Long rất hiếu thảo, mẫu thân nói gì cũng tuân theo. Một lần Sùng Khánh Hoàng Thái hậu nhắc đến một ngôi chùa cổ xưa cần phải tu sửa ở phủ Thuận Thiên, Hoàng đế không nói gì mà lập tức cho người đi giải quyết. Có thể thấy, trong tâm can của Hoàng đế luôn có một vị trí cao dành cho Sùng Khánh Hoàng Thái hậu.
Sau khi lấy lòng Sùng Khánh Hoàng Thái hậu, Uông thị một lòng một dạ phục vụ bà. Dưới sự chỉ điểm và dạy bảo của Sùng Khánh Hoàng Thái hậu, Hoàng đế đã để ý đến sự tồn tại của Uông thị. Ông không ngờ rằng hậu cung của mình có một nữ nhân xinh đẹp hiền thục như Uông thị.
Tình cảm Càn Long dành cho Uông thị có thể xem là nhất kiến chung tình. Năm Càn Long thứ 33, Hoàng đến tấn phong bà thành Quý nhân. Nhưng vì một nguyên nhân không rõ mà sau đó Uông thị bị giáng xuống phân vị Thường tại, tức là trở về vị trí ban đầu.
Tháng 1 năm Càn Long thứ 36, Uông thị được phục vị Quý nhân. Tháng 6 cùng năm, bà lại bị giáng làm Thường tại một lần nữa. Sau đó 4 tháng lại được tấn phong làm Đôn tần. Kể từ đó, Đôn tần Uông thị trở thành phi tần được Hoàng đế sủng ái nhất hậu cung. Đến năm Càn Long thứ 39, Uông thị tiếp tục được thăng thành Đôn phi.
Đôn phi hạ sinh Thập công chúa vào năm Càn Long thứ 40. Đây là vị công chúa cuối cùng của Hoàng đế Càn Long. Sau này, Thập công chúa được phong thành Cố Luân Hòa Hiếu công chúa. Mặc dù là con gái do phi tần sinh ra nhưng Thập công chúa lại được ban phong hiệu Cố Luân công chúa, danh hiệu chỉ dành cho con gái của Hoàng hậu.
Có lần, Hoàng đế than thở với Thập công chúa rằng: Nếu con là một Hoàng tử, chắc chắn ta sẽ lập thành Trữ quân. Điều đó chứng minh cho sự yêu thương mà Hoàng đến dành cho công chúa.
Vì cả hai mẹ con Đôn phi đều được Hoàng đế sủng ái khiến nàng trở nên cao ngạo, không biết trời cao đất dày. Bi kịch xảy ra như một điều tất yếu.
Năm Càn Long thứ 43, Đôn phi Uông thị lỡ tay đánh chết một quan nữ tử. Người này đảm nhận công việc phục dịch nhưng cũng xuất thân Thượng tam kỳ Bao y, địa vị không hề thấp kém.
Càn Long biết chuyện đã vô cùng tức giận, muốn xử lý Đôn phi Uông thị thật nghiêm khắc nhưng vì Thập công chúa nên chỉ giáng Uông thị thành Đôn tần. Uông thị cũng bị buộc phải bồi thường cho gia đình người chết.
Sau đó một thời gian, Uông thị đã phục hồi phong hào Đôn phi nhưng đã bị Hoàng đế lạnh nhạt. Hoàng đến cũng dần cắt giảm ban thưởng trong thọ thần của Đôn phi. Năm Càn Long thứ 60, Hoàng đế thoái vị. Năm Gia Khánh nguyên niên, vì chậm trễ thỉnh an Thái thượng hoàng nên Đôn phi bị trách cứ công khai, hủy bỏ ban thưởng bạc hàng năm.
Năm Gia Khánh thứ 11, Đôn phi Uông thị qua đời, hưởng thọ 60 tuổi. Năm Gia Khánh thứ 12, Đôn phi Uông thị được an táng tại Dụ lăng Phi viên tẩm.