"Quyền lực nóng" lên ngôi trong chính trị quốc tế

10:06, Thứ sáu 25/10/2013

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday)- Trong chính trị quốc tế, chúng ta đã nghe nói nhiều về “quyền lực cứng”, “quyền lực mềm” và “quyền lực thông minh”. Trong khi những khái niệm quyền lực được nhắc đến với tâm lý chiến tranh lạnh, “quyền lực nóng” đã thể hiện sự sẵn sàng vươn tới một cảnh giới cao hơn.

Mùa thu năm nay, Trung Quốc đã thực hiện chính sách ngoại giao khu vực khá ấn tượng bằng việc ra sức “lấy lòng” các nước Đông Nam Á.

Tập Cận Bình, Chủ tịch nước và lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc, đã đến thăm Indonesia, Malaysia và dự Thượng đỉnh của Diễn đàn Hợp tác châu Á-Thái Bình Dương kinh tế (APEC). Ông Lý Khắc Cường đã tham dự Thượng đỉnh ASEAN ở Brunei với các nhà lãnh đạo của Hiệp hội mười thành viên Đông Nam Á (ASEAN) và đi thăm Thái Lan. Các chuyến thăm đã làm sâu sắc thêm sự tin tưởng lẫn nhau về chiến lược giữa Trung Quốc và ASEAN, đưa ra thông điệp rằng Trung Quốc sẵn sàng đối xử tốt và chu đáo với các nước láng giềng.

Các hoạt động ngoại giao của đội ngũ tân lãnh đạo Trung Quốc đã cho thấy “quyền lực nóng” (warm power) trong chính sách ngoại giao của nước này.


Chủ tịch Tập Cận Bình trong chuyến thăm Indonesia.

Trong chính trị quốc tế, chúng ta đã nghe nói nhiều về “quyền lực cứng”, “quyền lực mềm” và “quyền lực thông minh”. Trong khi những khái niệm quyền lực được nhắc đến với tâm lý chiến tranh lạnh, “quyền lực nóng” đã thể hiện sự sẵn sàng vươn tới một cảnh giới cao hơn.

Chính sách nhấn mạnh việc giao thiệp với các nước khác thông qua sự hiểu biết lẫn nhau và xóa bỏ sự cảnh giác cũng như ghẻ lạnh bằng một thái độ chân thành.

Như tin đã đăng trên Thời báo Hoàn cầu, có một số nguyên tắc cần thiết cho một quốc gia khi áp dụng chính sách “quyền lực nóng”.

Về chính trị, có thể duy trì những chiến lược tích cực như hòa bình, phát triển và hợp tác, đồng thời thúc đẩy trật tự quốc tế để phát triển công bằng và hợp lý. Về kinh tế, vấn đề chủ chốt là tìm kiếm lợi ích tối đa của cả nước mình và các nước đối tác.

Trong an ninh, phải coi trọng sự an toàn và tin tưởng lẫn nhau khi hợp tác. Về văn hóa, nên chấp nhận và đánh giá cao nền văn minh của các nước khác.

Cuối cùng, về ngoại giao, không bao giờ áp đặt ý tưởng của mình vào quốc gia khác và dùng “đức hạnh” để giành sự tôn trọng từ nước bạn.

Trung Quốc đang nỗ lực thực hiện chính sách mới này để kêu gọi sự ủng hộ từ các nước trong khu vực. Đặc biệt, khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc đang là niềm hy vọng của nước này để mối quan hệ song phương “vàng” hiện thời tạo đà cho một thập kỷ “kim cương”.

Trong thế kỷ 21, “quyền lực nóng” nên trở thành một khái niệm mới trong mối giao hảo giữa các quốc gia.

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link