Rau ngót lành tính nhưng có 3 nhóm người không nên ăn kẻo rước bệnh vào thân

( PHUNUTODAY ) - Rau ngót chứa nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Dù rất tốt nhưng có một số nhóm đối tượng nên hạn chế ăn loại rau này.

Theo Đông y, rau ngót có tính hàn, vị ngọt, tác dụng lợi tiểu, giảm độc, hoạt huyết... Khi nấu chín, loại rau này sẽ giảm bớt tính lạnh. Loại rau này còn được sử dụng làm thuốc chữa bệnh.

Nghiên cứu của khoa học hiện đại cho thấy, rau ngót giàu đạm thực vật, vitamin C, kali, canxi, magiê, B1, B2, B6...

Khi ăn rau ngót, bạn cần chú ý những điều dưới đây để tránh rước họa vào thân.

Một số tác dụng của rau ngót

Thanh nhiệt, giải độc

Rau ngót có tác dụng thanh nhiệt, hạ sốt, trị ho do phế nhiệt. Bạn có thể lấy lá rau ngót tươi rửa sạch rồi ép lấy nước uống hoặc ăn canh rau ngót để giải nhiệt cơ thể.

Hạ huyết áp

Rau ngót chứa chất papaverin, có tác dụng giãn mạch, chống co thắt cơ trơn nên có tác dụng giảm huyết áp. Những người bị mỡ máu cao, tai biến mạch máu não do tắc nghẽn mạch có thể ăn loại rau này để hỗ trợ điều trị bệnh.

rau-ngot-01

Hỗ trợ điều trị tiểu đường

Rau ngót có insulin giúp làm chậm quá trình hấp thụ đường từ các thực phẩm khác. Vì vậy, đây là một loại rau phù hợp với người bị bệnh tiểu đường, cần ăn kiêng và kiểm soát lượng đường trong máu.

Chữa sót nhau thai

Dùng 40g rau ngót giã nát và thêm một chút nước đun sôi để nguội. Vắt lấy khoảng 100ml nước cốt và chia làm hai lần uống. Mỗi lần uống cách nhau 10 phút.

Trị nám da

Rau ngót rửa sạch, cho vào máy xay sinh tố và xay nhuyễn, lọc lấy nước uống mỗi ngày. Hoặc giã nát rau ngót và đắp lên vùng da bị nám khoảng 20 phút rồi rửa lại với nước mát.

Giảm cân

Rau ngót ít calo, ít gluxit và lipid nhưng lại giàu chất xơ, protein, rất tốt cho người muốn giảm cân. Loại rau này mang lại cảm giác no lâu mà không cần nạp quá nhiều calo vào cơ thể.

rau-ngot-02

3 nhóm đối tượng không nên ăn rau ngót

Bà bầu

Cựu đại tá, lương y đa khoa Bùi Hồng Minh (Nguyên Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội) cho biết cho biết, rau ngót giàu dưỡng chất, tốt cho sức khỏe phụ nữ. Tuy nhiên, phụ nữ đang mang thai cần phải chú ý khi sử dụng loại rau này. Rau ngót có thể gây sảy thai.

Nghiên cứu của y học hiện đại cho thấy, rau ngót chứa papaverin có tác dụng giãn cơ trơn của mạch máu để giảm đau, hạ huyết áp. Nếu sử dụng hơn 30mg papaverin có thể gây ra co thắt tử cung và dẫn tới sảy thai. Các chuyên gia khuyến cáo, phụ nữ mang thai, đặc biệt người có tiền sử sảy thai liên tiếp, sinh non, thụ tinh trong ống nghiệm không nên ăn rau ngót, đặc biệt là rau ngót sống.

rau-ngot-03

Người thiếu canxi, còi xương

Rau ngót có chứa glucocorticoid có thể gây cản trở quá trình hấp thụ canxi và phốt pho. Do đó, những người bị còi xương, thiếu canxi không nên ăn nhiều loại rau này. Tốt nhất, một tuần chỉ nên ăn một lần để tránh tác dụng phụ.

Người cao tuổi, người bị mất ngủ, kém ăn

Rau ngót có tác dụng phụ là gây khó ngủ, ăn uống kém, khó thở. Nghiên cứu chỉ ra rằng quá trình nấu chín cũng có thể làm giảm những tác động này của rau ngót.

Người hay mất ngủ, khó ngủ, kém ăn không được ăn rau ngót sống, uống nước ép rau ngót; chỉ ăn khi rau đã được nấu chín hoàn toàn.

Theo:  khoevadep.com.vn copy link