Rùng mình quy trình chế biến mứt từ... rác thải, lẫn ruồi bọ

11:30, Thứ sáu 30/01/2015

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Ít ai ngờ rằng, công đoạn chế biến mứt Tết lại hết sức bẩn thỉu, độc hại và thậm chí đã có cả xác ruồi bọ, phân gia súc gia cầm lẫn vào trong đó.

1. Nguyên liệu thối hỏng, xuất xứ từ... rác

Mới đây, PV của Báo Người Lao Động đã từng có bài phản ánh về một cơ sở chuyên làm mứt mãng cầu trên đường Thái Phiên, quận 11, TP.HCM. Trong những trái mãng cầu được dùng làm nguyên liệu có không ít trái đã bị hư thối nhưng sau đó tất cả cũng đều được lột hết vỏ, tách hột rồi đem đi xay nhuyễn ra làm một. 

Dù mãng cầu chỉ để được trong một thời gian ngắn là sẽ bị chua, nhất là khi cả quả lành lẫn quả hỏng bị trộn lẫn làm một sẽ càng dễ phải đổ bỏ hơn. Tuy nhiên chỉ cần trải qua công đoạn ngâm hóa chất và chế biến về sau, những miếng mứt mãng cầu thơm ngon vẫn được ra lò.

Mô tả ảnh.
Một khu vực chứa nguyên liệu làm mứt bí tại làng Xuân Đỉnh - Ảnh: S.T 

Ở Quận 8, TP.HCM còn có một cơ sở chuyên cung cấp nguyên liệu cho các cơ sở sản xuất mứt, chủ yếu là cơm dừa. Mỗi ngày lò này bán trên 500kg cơm dừa cho một số cơ sở làm mứt với giá dao động từ 30.000 - 40.000 đồng/kg. Tuy nhiên, ít ai biết rằng, những miếng cơm dừa đó lại được thu gom từ những người chuyên đi... nhặt ve chai, rác thải.

Đó là những người chuyên đi "săn" vỏ cơm dừa ở ven đường, trong đống rác... và thậm chí cả những vỏ dừa bên trong đã bị ố mốc do để lâu, ruồi kiến bâu kín để bán lại cho cơ sở trên với giá 500 - 1.000 đồng/vỏ.

2. Ngâm tẩm với hóa chất độc hại

PV báo VTC News cũng đã từng tiếp cận một cơ sở làm mứt dừa truyền thống nổi tiếng tại Xóm Đất, quận 11, TP.HCM và ghi lại được những hình ảnh tẩy trắng cơm dừa đến kinh hồn tại đây. Cơm dừa sau khi được cắt thành từng đoạn nhỏ sẽ được cho vào trong những thùng phi nhựa lớn màu xanh có chứa một loại hóa chất "đặc biệt" màu trắng đục. 

Thỉnh thoảng một thanh niên còn dùng cây tre dài để đảo qua đảo lại cho cơm dừa trắng đều hơn và mềm hơn. Nước sau khi ngâm xong được thải trực tiếp lênh láng ngay ống cống trước nhà với màu trắng bệch, đặc quánh, kèm mùi khó chịu, khi ngửi khiến cảm thấy buồn nôn.

Còn tại cơ sở sản xuất mứt mãng cầu, sau khi được xay nhuyễn cũng sẽ được xử lý bằng các loại hóa chất tạo dẻo, chống mốc và tạo độ trong, giòn rồi sau đó mới trộn với đường hóa học, bột nổi, chất làm chua và hương liệu tạo mùi thơm… để đưa lên bếp than "sên" cho keo lại.

Đối với me sau khi lột vỏ cũng được ướp hàn the để tạo độ dai, giòn rồi sau đó được nhúng tiếp chất tạo màu vàng sáng, chất làm trong và chất bảo quản… được mua ở chợ Kim Biên với giá rất rẻ.

3. Nấu mứt với ruồi bọ, côn trùng

Làng Xuân Đỉnh (Từ Liêm, Hà Nội) từ lâu đã vốn nổi tiếng là nơi cung cấp mứt hàng đầu cho các thương hiệu bánh kẹo lớn ở Hà Nội nhưng chủ yếu đều là "mứt bẩn". Nếu được chứng kiến công đoạn nấu mứt tại những cơ sở làm mứt ở trong làng, nhiều người sẽ còn phải bỏ chạy vì chứng kiến cảnh tượng mứt ở đây được nấu chung cùng với ruồi bọ, nổi lềnh phềnh đen đặc ở bề mặt phía trên.

Mô tả ảnh.
Thùng nấu mứt bí cùng với ruồi - Ảnh: Người Đưa Tin

Đáng sợ hơn là không ai có "ý kiến" gì việc sẽ lấy chỗ ruồi bọ đó ra mà vẫn cứ để đun sôi sùng sục cùng với đường và mứt. Thậm chí cảnh "ruồi ăn trước, người ăn sau" cũng là chuyện bình thường khi kiến, ruồi và cùng những loại côn trùng khác thi nhau bâu đen trên những chậu ngâm mứt và những thùng chứa nguyên liệu.

4. Công nghệ chế biến mứt thô sơ đến phát hãi

Từ việc chuẩn bị nguyên liệu cho tới chế biến mứt, tất cả đều được người làm mứt thực hiện bằng những công cụ hết sức thô sơ và bằng tay. Tuy nhiên điều đáng nói là trong nhiều cơ sở máy móc để sản xuất đã quá cũ kỹ và bị gỉ sét, chậu rổ cũng cáu bẩn và bày la liệt ra nền đất, ruồi bọ bâu kín, nước nhây nhớp xung quanh.

Theo ghi nhận của PV VTC News tại một cơ sở làm mứt dừa tại quận 11, TP.HCM, những người lao động đều làm việc bằng tay nhưng không đeo găng tay, không bảo hộ lao động. Những lúc ngứa thì dùng tay gãi đầu, gãi chân, khi mồ hôi nhễ nhại thì dùng tay lau trán. 

Có người chỉ mặc độc một chiếc quần đùi, miệng phì phèo điếu thuốc lá rồi thỉnh thoảng còn ho hắng rồi khạc đờm vào góc vách tường gần chỗ để mứt khiến người nhìn lúc đó cũng phải thấy rùng mình.

5. Phơi mứt ở bãi thả gia súc, gia cầm

Theo ghi nhận của nhóm PV của Báo Khám phá tại Phường Xuân Tảo (quận Bắc Từ Liêm - Hà Nội), một làng nghề làm mứt truyền thống, nhiều cơ sở phơi mứt dọc các con đường nơi có nhiều xe cộ qua lại nên bám đầy bụi bẩn. 

Thậm chí tại những bãi đất trống của các dự án bỏ hoang vốn là nơi thả gia súc, gia cầm thì mứt cũng được trải ra phơi nắng trên những tấm vải bạt. Lợn, gà, vịt, ngan, ngỗng cùng rủ nhau “đi dạo” kiếm ăn trên mứt rồi thải phân luôn ra ở đó khiến trên bạt phơi không chỉ có mứt mà còn đầy rẫy cả phân gà, phân ngỗng và thậm chí còn có cả phân chó và phân lợn. 

Mô tả ảnh.
Ảnh: Báo Khám phá

Tuy nhiên những chỗ mứt đã lẫn vào phân của gia súc gia cầm cũng không hề bị đổ bỏ mà vẫn được thu gom hết về cơ sở rồi sau đó lại được tân trang, đóng vào gói, dán nhãn đẹp đẽ để bán ra thị trường.

Chính vì thế mà khi dùng những miếng mứt Tết màu sắc, thơm ngon lại vừa mềm vừa dẻo, ít ai có thể nghĩ rằng chúng đã từng trải qua những công đoạn chế biến hết sức độc hại và bẩn thỉu đến như vậy.

Hãi hùng công nghệ sản xuất mứt Tết lẫn phân gia cầm
Phân động vật lẫn trong mứt do phơi ở những nơi chăn thả gia cầm là điều thường thấy ở một số cơ sở sản xuất mứt truyền thống…
chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả: Phương anh
TIN MỚI CẬP NHẬT