Rút tỉa chân hương để lại mấy cây mới đúng: Chọn con số này để bề trên phù hộ, mang lộc về nhà

( PHUNUTODAY ) - Khi rút tỉa chân hương, gia chủ đừng rút hết sạch mà cần phải để lại vài chân hương cũ trong bát hương.

Theo quan niệm dân gian, rút tỉa chân hương là một công việc quan trọng mà các gia đình cần làm vào dịp cuối năm. Tùy vào từng vùng mà việc bao sái bàn thờ, rút chân hương lại có những yêu cầu khác nhau.

Tuy nhiên, các gia đình thường rút chân hương vào các ngày cuối năm, phổ biến nhất là vào ngày 23 tháng Chạp, sau khi cúng ông công ông Táo. Ngoài ngày này, gia chủ có thể tự lựa chọn một ngày thích hợp trong tháng cuối năm để lau dọn bàn thờ, tỉa bớt chân hương.

tia-chan-huong-02

Trước rút tỉa chân hương, gia chủ cần chuẩn bị một vài món đồ lễ và thắp hương báo cáo, xin phép các vị thần linh, gia tiên để thực hiện công việc bao sái bàn thờ. Khi tuần hương kết thúc, gia chủ sẽ tiến hành tỉa chân hương.

Tuy nhiên, khi rút tỉa chân hương, gia chủ không nên bỏ hết chân hương cũ mà cần giữ lại vài cây.

Khi rút chân hương, một tay phải giữ chặt bát hương, một tay nhẹ nhàng rút từng cây hương trong bát hương ra. Trong quá trình vệ sinh bàn thờ cũng như rút chân hương, không được làm xê dịch bát hương.

Nếu trạch chủ (người đúng tên nhập trạch) là nam giới thì để lại 7, 17, 27, hoặc 37 chân hương lại trên bát hương. Nếu trạch chủ là nữ giới thì để lại để lại 9, 19, 29 hoặc 39 chân hương.

tia-chan-huong-03

Sau đó, gia chủ có thể sử dụng nước ngũ vị (nước làm từ 5 loại thảo mộc hoặc dung dịch được bán sẵn) hay nước ấm để lau dọn bàn thờ.

Chân hương sau khi rút ra thì mang đi hóa thành tro rồi vùi vào gốc cây. Nếu được thì gia chủ nên vùi vào gốc chuối vì đây là loài cây mang ý nghĩa "lá rụng về cội". Tuyệt đối không được vứt chân hương vào thùng rác hoặc các nơi ô uế. Ngày xưa người ta cũng thả tro xuống sông. Tuy nhiên ngày nay, để bảo vệ môi trường, chúng ta không nên làm việc này.

tia-chan-huong-04

Lưu ý, mọi đồ dùng để lau dọn bàn thờ, tỉa chân hương phải là đồ mới, sạch hoặc có thể là đồ cũ nhưng phải chuyên dùng để lau dọn bàn thờ.

Người thực hiện công việc lau dọn bàn thờ nên tắm rửa sạch sẽ, mặc quần áo lịch sự, kín đáo. Trong quá trình dọn dẹp luôn phải giữ sự tịnh tâm, tấm lòng thành kính với người trên.

* Thông tin mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm.

Theo:  xevathethao.vn copy link