Sả - Vị thuốc đa dụng trong mùa mưa lũ

( PHUNUTODAY ) - Cũng giống như gừng và mật ong, sả được coi là một trong những vị thuốc đa dụng để điều trị cảm lạnh trong mùa mưa lũ. Ngoài chữa cảm lạnh thì sả còn có rất nhiều công dụng khác. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua những thông tin ngay dưới đây nhé!

Cây sả còn được gọi là cỏ sả, hương mao. Sả có vị đắng, tính ấm, mùi thơm, tác dụng đánh tan mùi hôi thối, trừ tà khí, giải cảm hàn thấp, nóng sốt, trị đau bụng lạnh, nôn mửa.

Một số công dụng chữa bệnh từ sả:

+ Ngăn ngừa ung thư: Có một số nghiên cứu cho thấy mỗi 100 g sả chứa đến 24,205 microgam beta-carotene - những chất chống  oxy hóa mạnh mẽ có thể giúp ngăn ngừa ung thư.

+ Giúp tiêu hóa trở nên tốt:  Trà từ cây sả và tinh dầu sả (có thể uống 3-4 giọt với nước đun sôi để nguội) có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa kém, ăn chậm tiêu, đầy bụng, buồn nôn, nôn mửa, hay kích thích trung tiện, đau dạ dày, nóng trong, co thắt ruột, tiêu chảy.

+ Chữa chứng đau bụng, rối loạn tiêu hóa: Cây sả tươi 30 – 50 gam đun sôi, hòa thêm đường đủ ngọt, uống nóng 2- 3 lần trong ngày. Dùng chữa chứng bội thực, đau bụng đi tả, nôn ọe, cảm sốt, ngộ độc rượu. Liều dùng mỗi ngày từ 6 – 12 gam.

5.sa-vi-thuoc-dan-gian-trong-mua-mua-lu-1-phunutoday.vn

 

+  Chữa đau bụng tiêu chảy do lạnh: Củ sả 12g, vỏ quít khô 12g, búp ổi 12g, củ gấu 20g, gừng tươi 3 lát. Đổ 2 bát nước sắc còn 1 bát uống nóng (trẻ em thì chia uống làm 2-3 lần).

+ Giải độc: Việc ăn sả cũng có tác dụng giải độc cơ thể bằng cách tăng cường số lượng và tần xuất đi tiểu (thông tiểu tiện).

Điều này giúp cho gan, đường tiêu hóa, tuyến tụy, thận và bàng quang được sạch sẽ và khỏe mạnh bằng cách hỗ trợ cơ thể để loại bỏ các chất độc hại không mong muốn và acid uric.

+ Giải rượu: Đặc biệt sả giải độc rượu rất nhanh, bạn có thể dùng 1 bó sả giã nát, thên nước lọc, gạn lấy 1 chén. Người say rượu nặng uống vào sẽ nhanh chóng tỉnh và đỡ mệt, đỡ nhức đầu.

+ Có lợi cho hệ thần kinh: Tinh dầu sả được sử dụng để tăng cường và cải thiện các chức năng của hệ thần kinh. Thông kinh lạc. Nó hỗ trợ trong điều trị một số rối loạn của hệ thần kinh như bệnh Alzheimer, bệnh Parkinson, co giật, căng thẳng, chóng mặt, run rẩy chân tay, động kinh (Trẻ em kinh phong) ...

+ Làm giảm huyết áp với những người bị tăng huyết áp: Sả giúp bổ sung các tinh chất có trong sả sẽ có hiệu quả trong việc giảm huyết áp.

5.sa-vi-thuoc-dan-gian-trong-mua-mua-lu-2-phunutoday.vn

 

Nó làm tăng tuần hoàn máu và giúp giảm bớt tất cả các vấn đề của huyết áp. Uống một ly nước trái cây có sả có thể làm giảm huyết áp đáng kể.

+ Giảm đau: Tinh chất sả cá thể làm giảm đau tất cả các loại viêm và các cơn đau nhức. Vì vậy, nếu bạn có đau răng, đau cơ, đau khớp hay đau ở các bộ phận khác hãy uống trà sả vì chắc chắn nó sẽ hữu ích cho bạn.

Một số bài thuốc chữa bệnh từ sả

1.Giải cảm:

Kinh giới, tía tô, trắc bách diệp, bạc hà, chanh, ngải cứu, lá tre, lá ổi (mỗi nồi dùng 5 loại lá)… đun sôi, dùng để xông giải cảm rất hiệu nghiệm.

15 – 30g củ sả hoặc lá tươi nấu nước xông.

Lá sả, lá tía tô, lá kinh giới, lá ngải cứu, thêm 3 – 4 củ tỏi (thiếu một thứ cũng không được), nấu nước xông sẽ trị được nhức đầu (do thời tiết).

Lá sả, lá tre, lá bưởi (hoặc lá chanh), lá tía tô, lá ổi, nấu nước xông, trước khi xông nên múc sẵn một chén để riêng, xông xong uống rồi đắp chăn nằm một lúc sẽ đỡ.

2. Giảm cảm giác buồn nôn khi có thai:

Củ sả băm nhỏ hãm với nước sôi uống hàng ngày.

3. Giải nhiệt, thông tiểu, tiêu thực:

Bạn lấy lá sả tươi 30 – 40g nấu với 1 lít nước, đun sôi khoảng 5 phút, uống.

4. Điều trị nhức đầu:

Lá sả, lá tía tô, lá kinh giới, lá ngải cứu với vài củ tỏi nấu nước xông.

5. Điều trị ho:

Rễ sả, trần bì, sinh khương, tô tử, mỗi vị 250g (4 vị này giã nát, ngâm rượu 40oC vừa đủ để được 200ml); bách bộ bỏ lõi, thái nhỏ, sao khô 500g; mạch môn bỏ lõi 300g; tang bạch bì tẩm mật, sao vàng 200g (3 vị này sắc và cô đặc lại thành 300ml cao lỏng), trộn lẫn cao lỏng và rượu thuốc, ngày uống 2 – 3 lần, mỗi lần 10ml.

6. Làm sạch răng miệng:

Củ sả non rửa thật sạch, xắt nhỏ, phơi hoặc sấy khô, tán bột, mỗi lần dùng 10g, ngâm với nước nóng, dùng để súc miệng.

7. Điều trị đau dạ dày, tiêu chảy do lạnh:

Củ sả 12g, gừng nướng sém vỏ ngoài 6 – 12g, củ riềng (sao) 12g, hương phụ (sao) 12g, sắc với 750ml nước, còn 300ml, chia 2 lần uống trước bữa ăn.

8. Trị tiêu chảy: 

Rễ sả 10g; củ gấu, vỏ rụt, mỗi vị 8g; vỏ quít, hậu phác, mỗi vị 6g; sắc uống. – Rễ sả 10g, búp ổi 8g, củ riềng già 8g, thái nhỏ, sao qua, sắc đặc uống.

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích được nhiều cho các bạn nhé!

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn