Sài Gòn trưa 30/4/1975 trong hồi ức phóng viên chiến trường

( PHUNUTODAY ) - Đối với người dân Sài Gòn ở trong thời chiến chắc hẳn sẽ chẳng bao giờ có thể quên được buổi trưa ngày 30/4/1975 hào hùng mà oanh liệt đến vậy. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thêm về Sài Gòn trưa 30/4/1975 trong hồi ức phóng viên chiến trường nhé.

Sài Gòn trưa 30/4/1975 trong hồi ức phóng viên chiến trường

"Sài Gòn thất thủ! George, gọi New York đi", Peter Arnett, tim đập thình thịch, thét lên với trưởng văn phòng hãng thông tấn AP tại Sài Gòn, lúc 11h43 ngày 30/4/1975. – đó là những điều không thể nào quên được trong hồi ức của phóng viên chiến trường kể lại.

Sài Gòn trưa 30/4/1975 trong hồi ức phóng viên chiến trường

Đồng nghiệp của Arnett, anh Matt Franjola, vừa đi thám thính một vòng quanh thành phố, trở về và kể rằng anh suýt va phải chiếc xe jeep. "Trên xe có một thanh niên trẻ tuổi mặc bộ đồ đen, mang súng trường của Nga. Mặt anh ta rất hân hoan", Franjola cho biết.

"Đồ đen ư? súng Nga ư?" vừa nghĩ Arnett vừa lao xuống đường Tự Do. Ông nghe thấy tiếng gầm rú của các chiến xa hạng nặng hướng về phía nhà thờ cổ của Pháp. Trên mỗi chiếc xe đều có các binh sĩ miền Bắc mặc quân phục. Chiếc mũ xanh trên đầu họ ngả ra phía sau mỗi khi họ chăm chú nhìn những tòa nhà cao ngất bên đường. "Có thể đó là lần đầu tiên họ trông thấy các tòa nhà như thế", Arnett nghĩ.

Một vài người dân Việt Nam đứng gần Arnett, chăm chú dõi theo đoàn xe, không thốt nên lời. Arnett trông thấy một lá cờ lớn của quân Giải phóng được kéo lên từ một căn phòng ở khách sạn Caravelle gần đó. Ông cũng để ý một nhóm lính Cộng hòa chạy xuống một phố nhỏ, vứt bỏ quân phục, quăng cả vũ khí vào ô cửa các cửa hiệu.

10.sai-gon-ngay-30-4-trong-hoi-uc-phong-vien-chien-truong-phunutoday.vn

 

Tôi chạy vội về văn phòng, tim như nhảy ra ngoài theo mỗi bước leo lên cầu thang. Trên hành lang, hơn mười người Việt níu chặt lấy quần áo tôi, xin giúp đỡ. Tôi lao vào văn phòng và hét lên: "'George! Sài Gòn thất thủ, gọi trụ sở New York đi'. Khi ấy đồng hồ chỉ 11h43 ngày 30/4/1975", Arnett kể qua email gần đây gửi VnExpress, khi ông chuẩn bị tới TP HCM dự các hoạt động kỷ niệm 40 năm thống nhất Việt Nam.

Peter Arnett từng có 13 năm tuổi trẻ lăn lộn đưa tin ở chiến trường Việt Nam. Ông giành được giải thưởng danh giá Pulitzer nhờ hơn 3.000 bài báo phản ánh cuộc chiến suốt những năm đầu thập niên 60. Ông đi khắp các chiến trường miền nam Việt Nam trong vòng 13 năm. Sau 30/4/1975, Arnett còn lưu lại Sài Gòn để tiếp tục đưa tin những ngày đầu sau giải phóng.

Sài Gòn 30/4/1975

Sau khi hét lên với George, Arnett vội vàng viết một bản tin về những gì mình chứng kiến, chuyển cho người phụ trách điện tín người Việt tên là Tammy. Anh này đọc nhưng cứ nhấp nhổm, nhìn ra cửa, Arnett ấn anh xuống ghế và yêu cầu gửi bản tin đi, Tammy thực hiện xong thì lao vọt khỏi văn phòng và Arnett không bao giờ gặp lại anh nữa.

Trước đó không lâu, George Esper, trưởng văn phòng AP tại Sài Gòn, nghe đài phát thanh cùng người phiên dịch, người này la lên "Đầu hàng, đó là đầu hàng". Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Dương Văn Minh khi đó tuyên bố đầu hàng vô điều kiện, miền Nam Việt Nam chính thức được chuyển giao cho quân Giải phóng miền Bắc. Esper chạy nhanh vào phòng điện tín và gửi cho trụ sở New York. "Tin về đầu hàng của AP nhanh hơn UPI 5 phút. Trong chiến trận hay thời bình, các dịch vụ chuyển tín hiệu đóng một vai trò cạnh tranh đặc biệt", Arnett kể.

Esper trông hốc hác, ánh mắt lộ rõ vẻ xanh xao. Ông đã không rời khỏi văn phòng trong nhiều ngày. Chỉ ít phút sau khi ra ngoài, Esper trở về với vẻ bối rối. Anh kể khi đang đi qua khu vực gần Quảng trường Lam Sơn, một sĩ quan cảnh sát Việt Nam Cộng hòa trông như mất trí mặc nguyên quân phục, nói với Esper: "Thế là hết". Viên sĩ quan đó bước đi được khoảng 3 m thì  giơ tay chào một bức tượng tưởng niệm rồi giơ khẩu súng lục lên bắn thẳng vào đầu mình. Trong giây lát Esper tưởng rằng mình là mục tiêu của phát đạn đó. Ông chạy về văn phòng viết bài mà đôi tay run lên cầm cập.

10.sai-gon-ngay-30-4-trong-hoi-uc-phong-vien-chien-truong-1-phunutoday.vn

 

Sau khi gửi tin về Mỹ, Arnett cùng Franjola lại đi thăm dò các phố. Xe tăng do Nga sản xuất tiến vào nhiều hơn. Người dân miền Nam tràn ra các vỉa hè, nỗi lo sợ của họ về đổ máu đã biến mất. Arnet gặp Neil Davis, một phóng viên quay phim người Australia, đang đi ra từ Dinh Tổng thống. Anh ta nói Tổng thống Minh đã bị dẫn giải đi.

"Tôi trở về văn phòng. Không lâu sau, các phóng viên ảnh cộng tác với chúng tôi bước vào cùng một sĩ quan miền Bắc cùng trợ lý. Người sĩ quan này tỏ ra nhã nhặn và cảm ơn khi chúng tôi mời đồ ăn vặt", Arnett kể. Viên sĩ quan và các phóng viên đã trao đổi trong hai giờ.

Bất chấp nỗ lực của Arnet gửi thêm tin bài về Mỹ, hệ thống truyền tin không hoạt động nữa, chính quyền mới đã làm nó ngưng, Arnett nói với Esper "Thế đấy, George. Cuộc chiến đã chấm dứt".

Sự kiện 30/4/1975 làm thay đổi cục diện thế giới

"Tôi chứng kiến thế giới thay đổi đáng kể sau khi chiến tranh Việt Nam kết thúc năm 1975. Chiến tranh Lạnh giữa chủ nghĩa Cộng sản trên toàn cầu và phương Tây chấm dứt năm 1991", Arnett nhận định.

Cuộc chiến ở Việt Nam hoàn toàn khác với các những cuộc chiến mà Mỹ can dự, như ở Afghanistan và Iraq. Thứ nhất, theo Arnett, đây là cuộc chiến cuối cùng của thời kỳ "Chiến tranh Lạnh", mà Mỹ nỗ lực chống lại cái họ cho rằng lan truyền ảnh hưởng của chủ nghĩa Cộng sản với chủ nghĩa Tư bản. Cuộc chiến đầu tiên của mô hình này là chiến tranh Triều Tiên, chia cắt hai miền Nam và Bắc của bán đảo này.

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn