Ăn khi đang bị táo bón
Theo các chuyên gia dinh dưỡng chia sẻ thì cà rốt có tác dụng hiệu quả khi bị tiêu chảy, đặc biệt với trẻ em khi bị tiêu chảy nếu ăn cháo cà rốt, uống nước cà rốt sẽ có tác dụng hữu hiệu. Trong thành phần dinh dưỡng của cà rốt tuy có lượng chất xơ rất dồi dào nhưng ở dạng không hòa tan, nếu ăn quá nhiều mà không uống đủ nước sẽ làm tắc nghẽn tại ruột và gây nên hiện tượng táo bón nặng thêm.
Ăn cà rốt sống hoặc không chín kỹ
Khi bạn nấu chín cà rốt lượng chất carontene hấp thụ vào cơ thể khi ăn tốt hơn cà rốt sống. Bên cạnh đó, cà rốt hữu lớp vách tế bào cứng nên cà rốt nếu không nấu chín sẽ rất khó giải phóng hết các chất dinh dưỡng bên trong, đặc biệt là tiền chất vitamin A.
Ăn quá nhiều cà rốt
Nếu bạn ăn lâu dài một số lượng lớn cà rốt không chỉ gây ra tình trạng ngộ độc cà rốt do tăng methemoglobine máu mà lượng carotene cao tích trữ trong cơ thể không được chuyển hoá hết cũng sẽ gây ứ đọng ở gan gây chứng vàng da, gây mệt mỏi, ăn uống khó tiêu...
Gọt hết vỏ khi ăn
Thói quen của nhiều người có thói quen gọt sạch vỏ cà rốt hay nạo nhỏ khi nấu ăn. Tuy nhiên, đa số chất dinh dưỡng có trong cà rốt nằm nhiều ở phần vỏ bên ngoài, bởi vậy chỉ nên cạo mỏng lớp vỏ bên ngoài chứ không nên gọt hết vỏ để giữ tối đa các vitamin và muối khoáng có trong cà rốt. Trong thành phần của vỏ cà rốt chứa nhiều khoáng chất khi bạn nạo hết vỏ sẽ đánh mất dưỡng chất ở trong đó.
Vứt bỏ lá cà rốt
Thói quen của phần lớn các bà nội trợ khi chọn mua thường lấy những củ còn cả lá, sau đó đem về nhà bảo quản một thời gian sau mới đem ra sử dụng. Điều này sẽ khiến cho các vitamin, muối khoáng và nước rút dần khỏi củ chuyển lên lá, khiến cho mất đi lượng lớn các chất dinh dưỡng, làm cho cà rốt bị mềm thời gian sử dụng bị rút ngắn.