Sai lầm tai hại khi chế biến thịt dưới đây gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, hãy bỏ ngay các bạn nhé.
Chần thịt qua nước sôi
Thực tế, để bảo vệ sức khỏe gia đình, nhiều bà nội trợ đã tìm mọi cách để làm giảm hóa chất và chất bẩn dư tồn trong thịt. Nhiều nhà thì luộc qua thịt rồi đổ nước đầu tiên đi. Sau đó mới luộc lại thịt trong nước khác.
Có nhà thì sử dụng nước sôi chần qua thịt không chỉ 1 lần mà còn chần qua nhiều lần với ý nghĩ các tạp chất có trong thịt có thể loại bỏ hết.
Tuy nhiên, theo chuyên gia đây là việc làm hoàn toàn không có tác dụng loại bỏ hóa chất trong thịt. Ngược lại, chúng còn khiến thịt ngậm hóa chất nguy hại hơn.
Trả lời trên Trí Thức Trẻ, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (nguyên giảng viên của Viện Công nghệ thực phẩm, ĐH Bách Khoa Hà Nội) cho biết, dinh dưỡng trong thịt chủ yếu là protein (tồn tại dưới dạng cơ thịt) và mỡ. Vitamin, axit amin nằm chủ yếu trong tế bào cơ protein.
Vì thế, nếu bà nội trợ có ý nghĩ đun sôi nước chần lại nhiều lần để có thể loại bỏ được hóa chất và chất bẩn có trong thịt là ý nghĩ hoàn toàn sai lầm.
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh lý giải nguyên nhân rằng, khi cho thịt vào nước đun sôi để chần thịt sẽ làm cho thịt biến tính co lại càng làm cho thịt hấp thu các hóa chất và chất bẩn nhiều hơn, do đó thịt càng trở nên độc.
Ông Thịnh cũng cho hay, cách hữu hiệu nhất để loại bỏ chất bẩn và hóa chất có trong thịt lợn đó là sau khi mua về, bà nội trợ nên sơ chế rửa lại bằng nước sạch nhiều lần. Hoặc, bà nội trợ cũng có thể dùng một ít muối hòa tan trong nước để rửa thịt.
Nấu thịt quá lâu
Nhiều bà nội trợ cho rằng thịt nấu càng nhừ càng tốt. Tuy nhiên, các loại acid amin, creatinine, đường và các hợp chất vô hại trong thịt khi ở nhiệt độ 200℃ - 300℃ sẽ phản ứng tạo ra amin có hương thơm, loại amin này hàm chứa 12 loại hợp chất hóa học, trong đó 9 loại có khả năng gây ung thư.
Những thực phẩm không nên kết hợp cùng thịt lợn:
Thịt bò
Dù cùng là thịt nhưng hàm lượng dinh dưỡng trong thịt lợn và thịt bò hoàn toàn khác nhau. Nếu nấu chung sẽ làm giảm các chất dinh dưỡng có trong cả 2 loại thịt vì bản chất thịt lợn có tính hàn còn thịt bò là tính ôn. Tốt nhất nên nấu riêng từng loại thịt, vừa đảm bảo mùi vị món ăn, vừa không làm mất chất 2 loại thịt.
Gan dê
Người xưa có câu: “Thịt lợn mà có gan dê. Não tâm hư khí khó lòng hấp thu”. Gan, đặc biệt là gan dê có mùi gây, hơi hôi khi xào cùng thịt lợn sẽ khiến cho mùi vị món ăn càng trở nên khó chịu, gây phản cảm với người thưởng thức món ăn. Chính vì thế, không nên kết hợp 2 thực phẩm này với nhau.