Sai lầm trong pha sữa công thức các mẹ tuyệt đối phải tránh nếu không muốn gây tổn hại cực lớn tới các con

( PHUNUTODAY ) - Thói quen nhiều người làm khi pha sữa công thức tưởng vô hại nhưng lại ảnh hưởng nghiêm trọng tới các con.

1. Dùng nước khoáng pha sữa:

dung-nuoc-khoang-pha-sua

Nước khoáng có chứa một lượng lớn các khoáng chất không thích hợp và vượt quá nhu cầu cho trẻ nhỏ. Lượng khoáng chất quá mức này nếu uống lâu dài không chỉ ảnh hưởng đến thận mà còn có thể khiến trẻ đi tiểu ra máu.

2. Nước pha sữa không đủ nóng: 

Nước dùng để pha sữa phải ít nhất đạt 70 độ C, do nước có thể chứa vi khuẩn và sữa trong hộp không hoàn toàn vô trùng. Để bảo vệ con, bạn nên đun sôi nước, pha sữa bằng nước nóng và sau đó có thể làm mát bằng cách xả vòi nước trên thân bình.

3. Pha sữa quá đặc:

Empty

Uống sữa quá đặc thời gian dài gây ảnh hưởng đến đường tiêu hóa, phá hủy tế bào. Nếu tình trạng kéo dài, đứa trẻ có thể bị sốt, tiêu chảy ra máu, thậm chí đe dọa tính mạng. Vì thế, chỉ pha đúng liều lượng được quy định ở hộp sữa.

4. Thay đổi công thức pha sữa: 

Mỗi hãng đều có các hướng dẫn rõ ràng về lượng nước cho một lượng sữa nhất định. Nếu pha quá nhiều nước, con bạn sẽ không đủ dưỡng chất. Ngược lại, nếu pha quá ít nước, bé sẽ bị thiếu nước. Trừ khi có chỉ dẫn đặc biệt từ bác sĩ, bạn không nên tự ý thay đổi công thức pha sữa của hãng.

5. Trộn hai loại sữa công thức với nhau: 

pha-sua-cong-thuc.2jpg

Nhiều người cho rằng việc này sẽ khiến bé dễ thích nghi hơn khi đổi loại sữa. Tuy nhiên, điều này không chỉ khiến mùi vị của sữa thay đổi, mà còn khiến bạn khó xác định lượng nước và lượng sữa cần dùng, do mỗi loại sữa có thành phần dưỡng chất và công thức khác nhau.

6. Cho sữa bột trước, nước sau 

khiến sữa bột dễ đóng cặn, không tan đều, không có lợi cho tiêu hóa của trẻ. Thứ tự pha sữa bột đúng là cho nước vào trước rồi mới cho sữa bột theo đúng tỷ lệ.

7. Lắc sữa quá mạnh 

sẽ tạo ra rất nhiều bong bóng trong sữa. Khi trẻ uống phải sữa có nhiều bong bóng sẽ dẫn đến đầy hơi, nấc, trớ. Cách pha sữa tốt nhất là sau khi thêm nước, sữa bột theo đúng tỷ lệ, mẹ dùng thìa khuấy thật nhẹ nhàng theo một chiều nhất định.

8. Hâm sữa bằng lò vi sóng và hâm quá lâu

pha-sua-cong-thuc.3jpg

Phần lớn các máy hâm sữa đều có đồng hồ hẹn giờ để tự tắt sau 10 phút. Nếu hâm nóng thủ công, bạn cũng nên đảm bảo tách sữa khỏi nguồn nhiệt sau 10 phút.

Việc hâm sữa trong một thời gian dài có thể khiến vi khuẩn sinh sôi trong sữbạn cũng không nên hâm sữa bằng lò vi sóng, vì sữa sẽ không được làm nóng đồng đều, tạo thành các “vùng bỏng”. Các vùng sữa nóng bỏng này có thể gây tổn thương cho miệng của bé. Tất nhiên, việc lắc đều có thể giúp hòa tan các vùng nóng này, nhưng đôi khi bạn sẽ quên trong lúc vội vàng, nên tốt nhất hãy tránh sử dụng cách này. 

TAGS:
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn