Trước tiên là phần sắm lễ: (Những lễ nghi cơ bản này có thể được gia giảm tùy theo phong tục và điều kiện của từng gia đình).
Một gia đình thường có đủ 3 bát hương trên một ban thờ là: Quan Thổ Địa, Hội đồng gia tiên và Bà Cô Tổ dòng họ.
Lễ vật sắm lễ tạ bao gồm:
-Hoa tươi ( 10 bông cúc vàng và hoa hồng vàng – 5 bông cúc trắng và hoa hồng trắng).
-Hương thơm.
-Trái cây 2 đĩa bày ở hai bên.
-Trầu 3 lá, Cau 3 quả cành dài đẹp.
-Xôi 3 đĩa (không nấu xôi trắng).
-Gà luộc nguyên con bày vào 1 đĩa (Gà giò hoặc là trống thiến) hoặc là một cái chân giò lợn (chân trước) luộc, chân trái hay phải đều được.
-10 lon bia + 6 lon nước ngọt bày ở hai bên ban thờ
-Rượu trắng 0,5 lít + Chén đựng rượu 3 cái
-1 bao thuốc lá + 1 gói chè ( 1 lạng/gói)
-Một số bánh kẹo bày vào một đĩa to.
– 1 đĩa gạo tẻ, 1 đĩa muối trắng và 1 nồi cháo hoa trắng.
-Ở một số gia đình thường có đèn thờ thì không cần phải dùng nến cốc, nếu không có đèn thờ thì phải dùng đôi nến khi thắp hương làm lễ.
Phần mã bao gồm: 6 con ngựa, trong đó : 5 con ngựa 5 màu ( đỏ, xanh, trắng, vàng, chàm tím) cùng với 5 bộ mũ, áo, hia ( loại nhỏ) kèm theo ngựa là cờ lệnh, kiếm, roi. Mỗi ngựa trên lưng đặt 10 lễ tiền vàng.
– 1 con ngựa đỏ to hơn 5 con ngựa trên, cũng kèm theo mũ, áo, hia nhưng to hơn và cờ, roi, kiếm.
– 1 đĩa đựng 50 lễ vàng tiền ( dâng gia tiên).
– 1 cây vàng hoa đỏ ( 1000 vàng ).
Lễ tạ thần năm Mậu Tuất nên làm vào ngày nào?
Theo ông Tam Nguyên, tháng Chạp năm Mậu Tuất có 4 ngày làm lễ tạ Thần đẹp là ngày 12, 13, 15, 24 tháng Chạp.
Ngày 12 tháng Chạp kị tuổi Thân.
Ngày 13 tháng Chạp kị tuổi Dậu.
Ngày 15 tháng Chạp kị tuổi Hợi.
Ngày 24 tháng Chạp kị tuổi Thân.
Nên làm lễ tạ thần trước Rằm tháng Chạp.
* Thông tin mang tính tham khảo, chiêm nghiệm!