Đắng miệng là bệnh gì?
Bệnh răng miệng
Nếu bạn cảm thấy miệng đắng và khô sau khi thức dậy và có mùi hôi có thể bạn đang gặp bệnh răng miệng. Các bệnh răng miệng thương gặp dẫn đến triệu chứng này như viêm nướu, nha chu... bạn hãy đánh răng thường xuyên, điều trị kịp thời những triệu chứng của bệnh răng miệng đồng thời đi bác sĩ sớm nhé.
Bệnh gan
Bệnh gan gây tác động đến sức khỏe của cơ thể. Chúng cũng có thể biểu hiện ở khô miệng và hôi miệng. Ngoài ra, triệu chứng đắng miệng cũng là dấu hiệu cảnh báo bệnh gan đang âm thầm phát triển trong cơ thể.
Gan là cơ quan quan trọng trong cơ thể, đóng vai trò số một trong việc lọc các độc tố. Khi gan bị tổn thương, các độc tố không được lọc, sẽ tồn tại trong cơ thể và biểu hiện lên ở các bộ phận và cả ở miệng.
Thần kinh đang bị tổn thương
Vị đắng ở miệng có thể là dấu hiệu cảnh báo hệ thần kinh của bạn đang gặp vấn đề. Nếu dây thần kinh vị giác không hoạt động bình thường, nó có thể gây ra tình trạng đắng miệng kéo dài.
Dây thần kinh bị tổn thương có thể do nhiều nguyên nhân như động kinh, u não, sa sút trí tuệ. Chính vì thế, khi tình trạng miếng đắng xảy ra thường xuyên thì bạn nên đi kiểm tra sức khỏe.
Vấn đề về đường tiêu hóa
Ruột và dạ dày của cơ thể được kết nối trực tiếp với miệng nên các vấn đề về đường tiêu hóa cũng có thể được phản ánh qua khoang miệng. Nhiều người bị trào ngược dạ dày thực quản do căng cẳng và có cảm giác đắng miệng.
Việc axit trong dạ dày bị trào ngược không chỉ kích thích thực quản, tạo cảm giác khó chịu mà còn gây ra mùi hôi và vị đắng trong miệng. Nếu không được điều trị kịp thời trào ngược dạ dày thực quản có thể sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm như ung thư.
Bệnh thận
Nếu bị khô miệng và đắng miệng khi thức dậy buổi sáng có thể là dấu hiệu của bệnh thận ở mức nặng. Nguyên nhân do chất độc không được đào thải kịp thời ra khỏi cơ thể gây các phản ứng trong khoang miệng.
Bị đắng miệng phải làm sao?
Để điều trị tình trạng đắng miệng cần xác định chính xác nguyên nhân. Khi đã xác định đúng nguyên nhân và điều trị đúng cách thì vị giác của bạn sẽ bình thường trở lại.
Ngoài ra, bạn cũng có thể xử lý theo một số cách sau:
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ
Hàng ngày, chải răng, lợi và lưỡi đúng cách. Sử dụng chỉ nha khoa 3 – 4 lần/tuần để loại bỏ mảng bám thức ăn giữ kẽ răng.
Uống đủ nước
Nên uống nước khoảng 2 – 3 lít mỗi ngày. Tránh dùng các thức uống có gas, trà, cà phê vì gây lợi tiểu, mất nước hơn, làm rối loạn hoạt động của dạ dày – ruột.
Ăn trái cây
Ăn các loại trái cây họ cam, quýt sẽ giúp kích thích sản xuất nước bọt và xóa các vị đắng trong miệng.
Trên đây chỉ là một số giải pháp giúp bạn giảm cảm giác đắng miệng tạm thời. Nếu tình trạng này vẫn cứ tiếp diễn thì tốt nhất bạn nên đi khám và có giải pháp điều trị hợp lý.