Trẻ nhập viện vì chảy máu cam ngày nóng, cảnh báo điều cha mẹ cần làm để không hại con

( PHUNUTODAY ) - Ngày hè nóng nực, nhiệt độ tăng cao bất thường, triệu chứng chảy máu cam thường xuất hiện, đặc biệt là với trẻ em từ 2-10 tuổi.

Những nguy hại khi trẻ bị chảy máu cam

Ngày hè nóng nực, nhiệt độ tăng cao bất thường, triệu chứng chảy máu cam thường xuất hiện, đặc biệt là với trẻ em từ 2-10 tuổi. Việc ngồi điều hòa nhiều cũng có thể dẫn tới hiện tượng chảy máu cam. Những trường hợp nặng còn phải nhập viện.

PGS.TS.BS. Nguyễn Tiến Dũng – Nguyên trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai cho rằng, mạch máu trẻ nhỏ rất nhạy cảm và có thể bị vỡ khi sốt cao, nhất là khi nhiệt độ tăng cao, thời tiết quá nóng, trẻ ngồi lâu dưới máy lạnh trong một thời gian dài… Cộng thêm những bệnh lý bẩm sinh hoặc mắc phải như viêm mũi dị ứng, nhiễm trùng ở vùng tai – mũi - họng sẽ khiến trẻ dễ chảy máu cam hoặc chảy máu chân răng mỗi khi thời tiết khắc nghiệt.

1562552931-72-anh-minh-hoa-bai-tre-chay-mau-cam-1561973354243641838959-1562552931-width595height430

Nguy hiểm hơn, chảy máu cam, chảy máu chân răng, xuất huyết dưới da và sốt cao còn là các triệu chứng của "đại dịch" sốt xuất huyết. Trong thời gian mắc bệnh, nếu trẻ không được theo dõi thường xuyên và chăm sóc hợp lý thì hoàn toàn có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm của bệnh như xuất huyết tiêu hóa, xuất huyết não.

Xử lý chảy máu cam đúng cách

Một cậu bé 2 tuổi ở Trung Quốc từng tử vong do bị chảy máu cam. Như nhiều bà mẹ khác, khi thấy cháu bé bị chảy máu cam mẹ cháu bé đã bảo con ngửa mặt lên trời và dùng giấy vệ sinh thấm ở mũi để máu không chảy ra ngoài. Chị cho rằng làm như vậy sẽ khiến máu trong mũi không chảy ra nữa. Nhưng chỉ một lúc sau, cậu bé đã bị khó thở, ngất lịm đi. Dù được đưa tới bệnh viện cấp cứu ngay bé đã tử vong.

photo1531284015720-1531284015720188045391

Xử lý chảy máu cam đúng cách

Một cậu bé 2 tuổi ở Trung Quốc từng tử vong do bị chảy máu cam. Như nhiều bà mẹ khác, khi thấy cháu bé bị chảy máu cam mẹ cháu bé đã bảo con ngửa mặt lên trời và dùng giấy vệ sinh thấm ở mũi để máu không chảy ra ngoài. Chị cho rằng làm như vậy sẽ khiến máu trong mũi không chảy ra nữa. Nhưng chỉ một lúc sau, cậu bé đã bị khó thở, ngất lịm đi. Dù được đưa tới bệnh viện cấp cứu ngay bé đã tử vong.

Các chuyên gia khuyến cáo, khi chảy máu cam cần tránh việc xử lý sai như mọi người đang mắc phải là bảo trẻ ngửa cổ lên để máu không chảy ra. Cách này không tốt vì máu chảy ngược vào trong cổ họng. Hoặc cúi hẳn mặt xuống cho lượng máu chảy hết ra ngoài dễ làm trẻ hoa mắt, chóng mặt…

Vì thế, cách đúng là khi trẻ bị chảy máu cam cần cho trẻ ngồi thẳng, đầu và cổ hơi ngả về trước. Dùng ngón trỏ và ngón cái của bạn bóp chặt hai bên cánh mũi (phần chóp mũi mềm) của trẻ; bóp chặt cánh mũi trong 10 phút. Có thể chườm lạnh hay đặt khăn mát lên vùng gốc mũi và má của trẻ hoặc cho trẻ ngậm một viên đá giúp mạch máu ở mũi co lại, làm chậm quá trình chảy máu.

Để giúp trẻ bảo vệ sức khỏe khi giao mùa như viêm phế quản, viêm phổi… hay nguy cơ vỡ mạch máu gây xuất huyết dưới da sau sốt, chảy máu cam hay chảy máu chân răng cần tăng cường sức đề kháng cho trẻ. Điều này cần làm hàng ngày, trong đó cần chú trọng vitamin C tự nhiên và rutin tự nhiên là những dưỡng chất không thể thiếu.

chay-mau-cam

Rutin còn gọi là vitamin P, là một Bioflavonoid. Hợp chất này có thể tồn tại độc lập hoặc xuất hiện cùng với vitamin C trong tự nhiên. Bioflavonoid đã được chứng minh giúp tăng cường độ hấp thu, giảm đào thải và hiệp đồng làm tăng cường tác dụng của vitamin C.

Quan trọng là vậy nhưng cơ thể lại không có khả năng tổng hợp hay dự trữ vitamin C và rutin. Trẻ nhỏ, nhất là trẻ dễ bị chảy máu do sức bền thành mạch yếu (bệnh lý hoặc bẩm sinh) cần đảm bảo việc bổ sung hợp lý vitamin C tự nhiên kết hợp rutin tự nhiên trong chế độ ăn hàng ngày.

Theo khẩu phần dinh dưỡng được khuyến nghị (RDA), nhu cầu vitamin C mỗi ngày của trẻ dưới 6 tuổi khoảng 25mg - 40mg. Một lựa chọn hợp lý để bổ sung đồng thời vitamin C tự nhiên và rutin tự nhiên là Acerola Cherry chứa hàm lượng vitamin C vượt trội, cao gấp 31 lần cam, 35 lần dứa và 46 lần xoài.

timthumb

Khi nào cần đi khám bác sĩ?

Đưa trẻ đến các cơ sở tai mũi họng để được khám và xử trí kịp thời nếu:

  • Không cầm máu sau khi áp dụng các biện pháp sơ cứu trong vòng 20 phút.
  • Chảy máu mũi tái đi tái lại nhiều lần.
  • Máu chảy nhanh hoặc mất nhiều máu (hơn một cốc đầy).
  • Chảy máu do chấn thương, ví vụ ngã hay bị đấm vào mặt.
  • Cảm thấy người yếu, chóng mặt.
  • Máu chảy xuống phần sau họng chứ không chảy ra phần trước mũi kể cả khi trẻ đã ngồi ngả đầu về phía trước. Trường hợp chảy máu sau này luôn cần đến sự trợ giúp của bác sĩ.
  • Chảy máu mũi khi dùng một loại thuốc mới.
  • Cháy máu mũi đi kèm các vết tím bầm dập trên khắp cơ thể hoặc đi kèm chảy máu ở khu vực khác như xuất hiện máu trong phân, nước tiểu.
  • Đang dùng thuốc chống đông máu.
  • Trẻ có bệnh toàn thân khác ảnh hưởng tới đông máu như bệnh gan, bệnh thận, bệnh hemophilia.
  • Mới trải qua hóa trị liệu.
TAGS:
Theo:  khoevadep.com.vn