Đừng dại ăn thịt vịt chung với thực phẩm này mà rước độc vào người

( PHUNUTODAY ) - Thịt vịt là loại thực phẩm bổ và lành tính. Tuy nhiên, khi sử dụng cần lưu ý những điểm dưới đây.

Những thực phẩm "kỵ" thịt vịt

- Trứng gà không nên ăn cùng thịt vịt, tránh làm tổn hại nguyên khí trong cơ thể.

- Thịt rùa ăn chung với thịt vịt tạo ra tình trạng "âm thịnh dương suy", gây phù nề, tiêu chảy.

- Thịt ba ba và thịt vịt có chứa chất kỵ với nhau, nếu kết hợp sẽ gây ra phù phũng, tiêu chảy. Ngoài ra, thịt vịt chứa nhiều đạm còn thịt ba ba có chứa chất có thể làm biến đổi đạm. Khi ăn chung với nhau, hai loại thực phẩm này sẽ bị giảm dinh dưỡng.

- Quả mận: Theo Đông y, quả mận ăn vào sẽ gây nóng trong còn thịt vịt có tính hàn, giúp giải nhiệt. Ăn hai thực phẩm này cùng lúc sẽ gây ra bệnh khó tiêu, chướng bụng, nóng ruột...

thit-vit-01

Những người nên hạn chế ăn thịt vịt

- Người đang bị cảm, mới phẫu thuật: Thịt vị có tính hàn (lạnh) do đó người bị cảm lạnh không nên ăn vì nó có thể khiến bạn lạnh bụng, đau bụng, bệnh càng nặng hơn. Trong khi đó, người mới phẫu thuật cần kiêng chất tanh do đó không nên ăn thịt vịt vì nó khiến vết thương lâu lành.

- Người bị bệnh gout: Thịt vịt giàu đạm và purin. Ăn loại thực phẩm này khiến cho axit uric trong cơ thể con người tăng cao. Do đó, những người mắc bệnh gout nên tránh ăn thịt vịt để không làm tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

- Người có hệ tiêu hóa kém: Thịt vịt tính hàn. Người có hệ tuần hoàn, hệ tiêu hóa kém không nên ăn nhiều sẽ gây ra khó tiêu, chướng bụng, tiêu chảy.., Những người này ăn thịt vịt có thể đễ bị các bệnh về cơ - xương - khớp.

- Người có thể chất yếu, lạnh: Theo Đông y, thịt vịt có tính lạnh. Những người có thể trạng hàn lạnh nên tránh ăn thịt vịt. Khi ăn loại thịt này có thể gây ra lạnh bụng, dẫn đến cảm giác chán ăn, đau bụng, tiêu chảy hoặc nhiều dấu hiệu bất lợi khác.

TAGS:
Theo:  khoevadep.com.vn