Số phận ngự tiền thị vệ nhà Thanh sau khi triều đại sụp đổ: Họ đã đi về đâu?

11:38, Thứ năm 30/05/2024

( PHUNUTODAY ) - Ngự tiền thị vệ - đội quân tinh nhuệ được giao phó trọng trách bảo vệ hoàng đế nhà Thanh - có số phận ra sao sau khi triều đại này sụp đổ?

Tiêu chuẩn nghiêm ngặt để trở thành ngự tiền thị vệ

Hoàng đế, người đứng trên vạn người, luôn đối mặt với nguy cơ bị đe dọa tính mạng. Vì lý do này, một đội ngũ võ quan bảo vệ là điều không thể thiếu. Thị vệ là những võ quan chịu trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ quan trọng đó.

Lực lượng ngự tiền thị vệ được tuyển chọn từ những con em ưu tú của các gia tộc thuộc Bát Kỳ Mãn Châu và Mông Cổ, có nhiệm vụ canh giữ các cổng trong Tử Cấm Thành, bảo vệ hoàng đế và hoàng tộc.

Các thị vệ trong Tử Cấm Thành chỉ được tuyển chọn từ Bát Kỳ Mãn Châu, với đa số thuộc Thượng tam kỳ là Tương Hoàng kỳ, Chính Hoàng kỳ và Chính Bạch kỳ, tạo thành đội bảo vệ thân cận nhất của hoàng đế.

Đội thị vệ trong Tử Cấm Thành được chia thành 4 bậc cơ bản:

- Nhất đẳng thị vệ, còn được gọi là Đầu đẳng thị vệ, có hàm Chính tam phẩm và tuyển chọn 60 người.

- Nhị đẳng thị vệ có hàm Chính tứ phẩm, với số lượng tuyển chọn là 150 người.

- Tam đẳng thị vệ thuộc hàm Chính ngũ phẩm, được tuyển chọn 270 người.

- Tứ đẳng thị vệ, hay còn gọi là Lam Linh thị vệ, có hàm Chính lục phẩm và tuyển chọn 90 người.

Ngoài ra, từ thời Khang Hi, có thêm 3 bậc thị vệ khác nhưng cũng chỉ tuyển từ các tông thất.

Đội thị vệ trong Tử Cấm Thành được chia thành 4 bậc cơ bản

Đội thị vệ trong Tử Cấm Thành được chia thành 4 bậc cơ bản

Ngự tiền thị vệ và Càn Thanh môn thị vệ có những điểm khác biệt so với các thị vệ ở những nơi khác. Họ được hoàng đế đích thân tuyển chọn, thường là con nhà quý tộc hoặc những người có tài năng đặc biệt. Các ngự tiền thị vệ và Càn Thanh môn thị vệ trực thuộc sự quản lý của Ngự tiền đại thần, thay vì lĩnh thị vệ nội đại thần như các thị vệ khác. Vì vậy, họ nhận được đãi ngộ cao cấp nhất trong triều Thanh. Ngoài bổng lộc dựa theo cấp bậc, họ còn thường xuyên được thưởng thêm vào những dịp đặc biệt như sinh nhật của hoàng đế và hoàng hậu.

Bên cạnh đó, các thị vệ dưới triều đại nhà Thanh, đặc biệt là ngự tiền thị vệ, thường có tương lai rực rỡ. Nhiều nhân vật nổi tiếng đã bắt đầu sự nghiệp quan trường từ vị trí này, như Triểu Chiêu, Sách Ngạch Đồ, Hô Nhĩ Hán, Long Khoa Đa, và Hòa Thân…

Vào thời đó, gia đình nào có con trai được làm thị vệ đều coi đó là niềm may mắn lớn. Đặc biệt, nếu hậu duệ của họ được thăng chức ngự tiền thị vệ, gia đình sẽ treo bảng thông báo trước cửa, coi đó như một vinh dự to lớn.

Điều này cho thấy rằng tầng lớp thị vệ không chỉ đơn thuần là những người làm nhiệm vụ canh gác và bảo vệ như chúng ta vẫn nghĩ, mà thực chất địa vị của họ trong xã hội thời xưa khá cao.

Vào thời đó, gia đình nào có con trai được làm thị vệ đều coi đó là niềm may mắn lớn

Vào thời đó, gia đình nào có con trai được làm thị vệ đều coi đó là niềm may mắn lớn

Số phận của ngự tiền thị vệ sau khi nhà Thanh sụp đổ

Năm 1900, liên quân tám nước gồm Anh, Mỹ, Pháp, Đức, Nga, Nhật, Áo và Italia đã cùng nhau tiến quân xâm lược Trung Quốc. Với mục tiêu rõ ràng, họ tấn công trực diện vào kinh thành Bắc Kinh, khiến thành phố này nhanh chóng thất thủ.

Khi Từ Hi Thái Hậu nhận được tin liên quân tám nước sắp tiến vào hoàng cung, bà hoảng sợ và cử người đến sứ quán của các nước xâm lược để cầu hòa nhưng không thành công. Trong tình trạng nguy cấp, bà quyết định mang theo Hoàng đế Quang Tự cùng nhiều thân thích và hầu cận cải trang thành dân thường, lặng lẽ trốn đến Tây An. Đội quân thị vệ không bảo vệ Tử Cấm Thành, mà thậm chí còn bỏ chạy. Các quý tộc và văn võ đại thần cũng tranh nhau rời bỏ kinh thành, khiến Bắc Kinh rơi vào cảnh hỗn loạn.

Từ Hi Thái Hậu buộc phải nhường quyền kiểm soát Bắc Kinh cho phương Tây trong hơn một năm, cho đến khi ký kết hòa ước vào năm 1901. Hòa ước này có nhiều điều khoản có lợi cho phương Tây, buộc nhà Thanh phải bồi thường 450 triệu lạng bạc trong 39 năm, với lãi suất 4%/năm.

Khi Phổ Nghi đăng cơ, Nhiếp chính vương Thuần Thân vương Tái Phong quyết định thiết lập một đội quân thị vệ hiện đại, mang tên Tân Quân. Các thành viên của đội quân này được lựa chọn kỹ lưỡng, bao gồm những cá nhân xuất sắc. Họ được huấn luyện theo phương pháp chiến đấu của phương Tây và trang bị bằng vũ khí hiện đại nhập khẩu. Đứng đầu Tân Quân là Tái Tuần, em trai của Tái Phong, dù anh ta chỉ mới 22 tuổi.

Tuy nhiên, đội thị vệ mới vừa hoàn thành đợt huấn luyện đầu tiên thì cuộc Cách mạng Tân Hợi năm 1911 nổ ra với mục tiêu lật đổ triều đại Mãn Thanh. Với sự non nớt và thiếu kinh nghiệm thực chiến, Tái Tuần đã không thể lãnh đạo đội quân thị vệ đối đầu với lực lượng cách mạng, dẫn đến thất bại nặng nề. Trước tình hình nguy ngập, triều đình nhà Thanh buộc phải cầu cứu Viên Thế Khải, một đại thần trong triều và là người từng liên minh với Từ Hi Thái hậu để dẹp loạn quân nổi dậy.

Đội thị vệ mới vừa hoàn thành đợt huấn luyện đầu tiên thì cuộc Cách mạng Tân Hợi năm 1911 nổ ra với mục tiêu lật đổ triều đại Mãn Thanh

Đội thị vệ mới vừa hoàn thành đợt huấn luyện đầu tiên thì cuộc Cách mạng Tân Hợi năm 1911 nổ ra với mục tiêu lật đổ triều đại Mãn Thanh

Viên Thế Khải từ lâu đã có tham vọng kiểm soát đội quân thị vệ mới thành lập, và khi cơ hội đến, ông không bỏ lỡ. Ông yêu cầu cha của Hoàng đế Phổ Nghi, Thuần Thân vương Tái Phong, rút lui khỏi chính trường, buộc Tái Phong phải từ chức Đại Thanh Nhiếp Chính vương. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho Viên Thế Khải thiết lập một nội các gồm những người thân tín của mình.

Tiếp theo, Viên Thế Khải tiến hành đàm phán với các nhà cách mạng của Tôn Trung Sơn, sắp xếp việc thoái vị của Hoàng đế Phổ Nghi. Kết quả là sự sụp đổ của triều đại Nhà Thanh, đánh dấu sự kết thúc của chế độ phong kiến tại Trung Quốc.

Viên Thế Khải đã đưa ra lời hứa đảm bảo tương lai ổn định và no đủ cho đội quân ngự tiền thị vệ, khiến họ chọn cách "khoanh tay đứng nhìn" khi triều đình gặp biến cố. Sau đó, ông nhanh chóng bổ nhiệm Phùng Quốc Chương, một người bạn thân tín, lên làm chỉ huy đội quân ngự tiền thị vệ, thay thế vị trí của Tái Tuần.

Viên Thế Khải sau đó đã trở thành Đại Tổng thống lâm thời và Đại Tổng thống của Trung Hoa Dân quốc. Ông cũng thỏa hiệp với Nhật Bản, đồng ý cho họ chiếm đóng một phần lãnh thổ để đổi lấy sự hỗ trợ trong việc lên ngôi hoàng đế. Tuy nhiên, chưa kịp củng cố quyền lực, Viên Thế Khải đã qua đời chỉ sau 83 ngày làm hoàng đế, do "tức giận" và áp lực.

Sau cái chết của Viên Thế Khải, quân Bắc Dương rơi vào tình trạng hỗn loạn vì không có ai đủ khả năng chỉ huy và thống nhất quyền lực, dẫn đến sự phân liệt nội bộ.

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả: Trần Thu Thủy
Từ khóa: thị vệ nhà Thanh