Đâu là chức quan lợi hại nhất của triều đại nhà Thanh? Chỉ có 2 người từng giữ vị trí này

19:21, Thứ hai 27/05/2024

( PHUNUTODAY ) - Trong triều đại nhà Thanh của Trung Quốc, chỉ có 2 người nắm giữ vị trí quyền lực nhất này nhưng tầm ảnh hưởng của họ lại vô cùng khác biệt. Đó là ai?

Trong triều đại nhà Thanh của Trung Quốc, chỉ có 2 người nắm giữ vị trí quyền lực nhất này nhưng tầm ảnh hưởng của họ lại vô cùng khác biệt. Đó là ai?

1. Nhiếp Chính Vương Đa Nhĩ Cổn

Năm 1912, sau khi vua Phổ Nghi thoái vị, triều Thanh đã kéo dài lịch sử 276 năm. So với các triều đại trước đó thì thời gian này không được coi là dài, nhưng cũng không phải là ngắn.

Trước kia, chế độ quan viên trong triều đại Mãn Thanh vô cùng đơn giản, mọi chuyện đại sự đều do quần thần cùng nhau thương thảo và sau đó dùng nguyên tắc đa số thắng thiểu số để quyết định. Sau khi đánh bại Lý Tự Thành, giang sơn cũng đã từng là của nhà Minh nay cũng đã nằm trong tay nhà Thanh, để có thể quản lý công việc được tốt hơn, chế độ trước kia cần phải thay đổi, từ đó đã có nội các và quân cơ sở.

Đa Nhĩ Cổn không làm Hoàng đế, nhưng quyền bính nghiêng ngả triều đình

Đa Nhĩ Cổn không làm Hoàng đế, nhưng quyền bính nghiêng ngả triều đình

Người ta có một cảm giác rằng Quân cơ đại thần là một vị trí có quyền thế nhất trong triều, nhưng sự thật lại không hề như vậy. Triều Thanh từng có 1 chức quan, đôi khi quyền lực còn cao hơn cả hoàng đế. Mọi ý kiến và kiến nghị của người đó còn có tác dụng và nhiều uy quyền hơn thánh chỉ. Thực tế, trong hơn 200 năm chỉ có 2 người có thể đứng ở vị trí này. Vị trí này chính là Nhiếp Chính Vương mà người ta thường nói.

Nhiếp Chính Vương toàn quyền phụ trách triều chính, Hoàng đế còn phải nghe lời của ông. Nhiếp Chính Vương đầu tiên là Đa Nhĩ Cổn, chính là chú ruột của vua Thuận Trị. Đa Nhĩ Cổn là con người thực sự không hề đơn giản, 14 tuổi được phong làm Bối Lặc, 3 năm sau dẫn binh xuất chinh khiến anh trai Hoàng Thái Cực vô cùng hài lòng. Khi mới chỉ 17 tuổi đã trở thành đại đương gia tức người đứng đầu của Chính Bạch Kỳ.

2. Nhiếp Chính Vương Tái Phong

Trong lịch sử nhà Thanh, người thứ 2 được phong làm Nhiếp Chính Vương là Tái Phong.

Trong lịch sử nhà Thanh, người thứ 2 được phong làm Nhiếp Chính Vương là Tái Phong.

Trong lịch sử nhà Thanh, người thứ 2 được phong làm Nhiếp Chính Vương là Tái Phong. Dù ông sinh ra trong hoàng gia, có ông nội là Đạo Quang và có anh trai Quang Tự đều là hoàng đế nhưng nếu dựa vào xu thế bình thường, vốn dĩ chẳng hề có cơ hội đảm nhiệm Nhiếp Chính Vương.

Sử sách ghi chép, sau khi Quang Tự qua đời, để tiếp tục nắm giữ quyền lực, Từ Hy đã đưa Phổ Nghi khi ấy mới 2 tuổi lên làm hoàng đế mới. Thế nhưng không lâu sau đó thì Từ Hy cũng qua đời. Suy nghĩ tới Phổ Nghi còn quá nhỏ, không thể xử lý được quốc sự, Tái Phong đã dùng thân phận Nhiếp Chính Vương để phò tá con trai.

Triều đại nhà Thanh khi ấy cũng đã đi vào giai đoạn đếm ngược của sự diệt vong. Kể cả không nói đến Tái Phong năng lực bình thường, cho dù là Hoàng đế Khang Hy tái sinh thì cũng chẳng thể cứu vãn được. Sau khi triều Thanh diệt vong, Tái Phong đã bế quan không ra ngoài, ông cũng rất có cốt khí, người Nhật Bản có mấy lần khuyên ông đầu hàng nhưng đều bị ông quả quyết từ chối.

Tái Phong biết được con trai Phổ Nghi qua lại với người Nhật Bản đã vô cùng phẫn nộ và sau này còn bồi thường cho người Nhật bằng Thuần Vương Phủ. Có người nói, đều là do Nhiếp Chính Vương Đa Nhĩ Cổn xây dựng, kiến thiết nên nhà Thanh, ngược lại, Tái Phong là kẻ hủy diệt vương triều, tuy nhiên đây vẫn còn là vấn đề nhiều người đang tranh luận.

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link
Tác giả: Vũ Thêm
Từ khóa: nhà Thanh Vua