Sự thật trong cung nhà Thanh được Ngự y cuối cùng TQ tiết lộ

( PHUNUTODAY ) - Khi triều đại phong kiến cuối cùng của Trung Quốc diệt vong, những người cuối cùng làm việc tại cung cấm cũng tiết lộ nhiều bí mật khiến người đời bất ngờ....

Quang Tự sơ niên, Nhiệm Tích Canh mới 20 tuổi bắt đầu bước chân vào viện Thái y và bắt đầu từ việc của người có chức vụ thấp kém nhất. Ông là người có thái độ làm việc nghiêm túc, chăm chỉ, tuy không được thăng quan tiến chức nhưng nghe nói viện sử đương thời Trương Trung Nguyên vô cùng yêu quý và tin tưởng Nhiệm Tích Canh nên đã giao cho ông một đặc quyền được giữ con ấn của viện Thái y. 
Theo ghi chép trong nhật ký của ông, năm thứ hai Quang Tự chính phủ nhà Thanh bắt đầu cấm các ngự y không được dùng thuật châm kim trên thân thể của hoàng thượng.

hoang-de-trieu-thanh phunutoday

 Vua Quang Tự

Nguyên nhân là do việc hoàng thượng phải khỏa thân trước mặt ngự y là việc làm ảnh hưởng đến tôn nghiêm của hoàng thượng, cũng chính lệnh cấm này đã khiến thuật châm cứu dần bị mai một.
Trong nhật ký của ông cũng có ghi chép về vài lần thăm bệnh cho hoàng đế Quang Tự. Theo những ghi chép này cho thấy bệnh của Quang Tự chuẩn đoán là tâm bệnh bởi trước khi bị giam cầm, Quang Tự có một sức khỏe rất tốt. Nhưng sau 10 năm bị giam lỏng, đã có đến hơn 900 lần phải mới ngự y đến bắt mạch chuẩn đoán bệnh cho hoàng đế. Trong nhật ký của Ngự y đương thời Nhiệm Tích Canh cũng ghi chép lại một số đơn thuốc đã từng kê cho Quang Tự.

Theo Viện Nghiên cứu Trung y Trung Quốc, vị vua này mắc những chứng bệnh nghiêm trọng liên quan đến sức khỏe tình dục và sinh sản.

Những thông tin từ y án do chính Quang Tự viết và tự thuật cho thấy thể chất Quang Tự đã bị suy nhược từ nhỏ, lắm bệnh, lại mắc chứng di tinh lâu năm. Vào năm 1907, tức 1 năm trước khi chết, Quang Tự đã tự viết về bệnh của mình như sau: "bị di tinh đã gần 20 năm. Mấy năm trước mỗi tháng di tinh mười mấy lần, gần đây mỗi tháng vài ba lần, thường là không mộng mà tinh tự tiết ra, mùa đông càng nghiêm trọng.

hoang-de-trieu-thanh1 phunutoday

 Ngự y Trung Quốc

Eo lưng thường đau nhức, gặp phong hàn thì buốt đầu, ù tai đã gần 10 năm. Mấy năm gần đây bị ít, không phải là bệnh khỏi mà thận đã hư tổn quá rồi, không còn lực mà tiết nữa”.

Theo nhiều chuyên gia y học, Quang Tự sinh tháng 8/1871, khi viết những dòng trên vừa tròn 36 tuổi, bị di tinh từ khi 15-16 tuổi, mỗi tháng hàng chục lần, bị bệnh nặng như thế thì khó có thể có con nối dõi.

Viện Sử Trương Trung Nguyên từng đề nghị thiết lập khoa tây y học trong viện Thái Y vào năm 37 Quang Tự và được Từ Hi thái hậu phê chuẩn. Nhưng trên thực tế thời điểm này triều đình nhà Thanh đã suy thoái, thực lực kinh tế không còn mạnh nên cuối cùng việc đó đã không thực hiện được.
Sau khi Nhiệm Tích Canh rời viện Thái y trở thành một thường dân, ngoài việc tiếp tục hành nghề y, phần lớn thời gian còn lại ông dành để sắp xếp và chỉnh lý lại những sổ ghi chép nhật ký của mình. Tập nhật ký này là tư liệu vô giá giúp hậu thế có thể hiểu thêm về đời sống bí ẩn trong thâm cung xưa.

Theo:  khoevadep.com.vn copy link
TIN MỚI CẬP NHẬT