Trĩ không gây đau cho người bệnh, trừ khi có biến chứng. |
Trĩ không biến thành ung thư
Người mắc bệnh này thường có biểu hiện đi ngoài ra máu thành giọt hoặc tia, táo bón, nếu nặng, có thể sờ thấy búi trĩ bên ngoài.
Điều đặc biệt, trĩ không gây đau cho người bệnh, trừ khi có biến chứng. Khi bị nặng, búi trĩ sa ra ngoài có thể kèm theo nước phân, hoặc nước trắng đục, phát mùi hôi. Riêng trĩ nội độ 4 có thể cọ xát vào quần áo, gây xước, đau, chảy máu. Những người bệnh nặng, tình trạng chảy máu, mất máu nhiều có thể gây sốc, ngất.
Theo các chuyên gia, bệnh trĩ là một căn bệnh không đau, nhưng không thể tự khỏi. Nó làm giảm cảm giác khi quan hệ tình dục do mùi hôi, và môi trường nhiều vi khuẩn đồng thời làm ảnh hưởng đến việc lao động.
Tuy nhiên vị chuyên gia này cho hay trĩ không biến thành ung thư như nhiều người vẫn e ngại. Hiện tại, ông cũng chưa từng gặp trường hợp nào như vậy.
Trẻ em vẫn có thể mắc bệnh trĩ
Nhiều phụ huynh nghĩ rằng, trẻ em thì không thể mắc trĩ, nhưng sự thật thì không phải vậy. Trĩ chỉ hiếm gặp ở trẻ nhỏ dưới 6 tuối, ở đối tượng này phần lớn là do giãn tĩnh mạch trực tràng ( sa trực tràng) hoặc rách hậu môn, viêm nhiễm khuẩn hậu môn.
Khi trẻ nhỏ có bệnh trĩ thì rất khó chữa, bởi những thuốc chữa trĩ rất khó uống vì vậy các bé thường không muốn uống nên các bậc phụ huynh cần kiên trì.
Các chuyên gia cũng khuyến cáo, cha mẹ không nên “đợi tuổi” con lớn để chữa trị. Không có tuổi nào chữa là tốt nhất cả, khi đã bị trĩ thì phải điều trị. Khi điều trị gặp đúng thầy đúng thuốc thì kết quả tốt nhất. Bên cạnh đó, dùng chất xơ kéo dài với liều lượng cho phép không ảnh hưởng gì đến sức khỏe, nên dùng những thức ăn nhuận tràng như rau lang, diếp cá, đu đủ, chuối, rau đay, mồng tơi và uống nhiều nước…
Khi thấy trẻ đi ngoài chảy máu hoặc cháu kêu đau nên đến các trung tâm tiêu hóa hoặc chuyên khoa hậu môn trực tràng để được nội soi, khám và chẩn đoán chính xác.
Bệnh khó khỏi hoàn toàn
Vẫn theo vị chuyên gia, để phòng tránh trĩ, chúng ta cần tránh những nguyên nhân thuận lợi trên và tích cực điều trị. Bạn nên ăn nhiều chất xơ, uống đủ nước, tránh ăn đồ cay nóng. Một số loại rau nên ăn như diếp cá, rau đay, mồng tơi. Ngoài ra, chế độ sống dưỡng sinh, hạn chế nóng giận, cáu gắt cũng có vai trò quan trọng để phòng tránh bệnh.
Đối với bệnh trĩ độ I, II, các bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc uống, bôi, hoặc ngâm. Riêng trĩ độ III, bệnh nhân không cần mổ, có thể điều trị nội khoa kèm theo chế độ ăn uống, tập luyện. Các bác sĩ chỉ tiến hành phẫu thuật đối với độ II hoặc III to đã điều trị nội khoa không có kết quả. Nếu bệnh nhân mắc trĩ độ IV thì buộc phải mổ, sau đó, vẫn phải tiếp tục điều trị bằng thuốc và tập luyện để tránh tái phát.
Đối với trĩ ngoại chỉ cần điều trị nội khoa, trường hợp có biến chứng mới phải thực hiện mổ.
Vì vậy, khi bệnh nhân đã có biến chứng, dù là trĩ nội hay trĩ ngoại đều nên mổ. Do đó, tất cả những người hay bị chảy máu hoặc các u cục ở hậu môn phải đi khám để tránh những bệnh khác hoặc đơn độc hoặc đi kèm trĩ, chẳng hạn ung thư hậu môn - bệnh mổ sớm sẽ khỏi hoàn toàn - theo lời khuyên của các chuyên gia.
4 loại lá quen thuộc chữa bệnh trĩ vô cùng hiệu quả (Sức khỏe) - (Phunutoday) - Mồng tơi vị chua nhạt, tính hàn, không độc có công hiệu làm thông đại tiểu tiện trị táo bón, nóng ruột, giúp hỗ trợ trị bệnh trĩ. |