Ngứa là một phản ứng tự vệ của cơ thể, nó báo động cho bạn thấy có một tác nhân có hại nào đó xâm nhập. Chỉ một hiện tượng ngứa mà biết bao nhiêu nguyên nhân khác nhau gồm 2 loại: "ngoại xâm" và "nội địch".
Ngứa là một trong những cảm giác mà mọi người đều có giống như là đau đớn hay sợ hãi. Cảm giác ngứa đôi khi làm cho người ta hết sức khó chịu, đứng ngồi không yên.
Chẳng hạn, vào mùa hè, bạn bị muỗi cắn, cảm giác ngứa sẽ làm cho bạn cảm thấy muỗi chính là con vật đáng ghét nhất thế giới.
Theo các nghiên cứu khoa học, trên mỗi một mm2 da người có khoảng 100 đến 200 điểm cảm giác đau, 10 điểm cảm giác lạnh, 1 điểm cảm giác nóng nhưng lại không hề có điểm cảm giác ngứa.
Đã không hề có điểm cảm giác ngứa, vậy thì tại sao chúng ta lại có cảm giác này?
Ảnh minh họa |
Cơ chế gây ngứa
Cơ chế ngứa mới được phát hiện vào năm 2001. Thủ phạm gây ngứa là một hóa chất tên là histamin, có sẵn trong dưỡng bào dưới da. Nó liên kết với đầu mút của dây thần kinh trên những thụ quan đặc biệt. Khi bị viêm hay dị ứng, dưỡng bào lập tức tiết ra histamin, tạo ra cảm giác ngứa ngáy và làm vùng da quanh đó bị đỏ lên. Cảm giác này truyền lên não và não lập tức ứng phó bằng cách ra lệnh cho tay gãi hoặc cọ sát vào chính nơi đang ngứa.
Song gãi chỉ là một phản ứng tự nhiên có thể giải quyết được cái ngứa nhưng không phải lúc nào cũng thành công. Gãi có thể tạo ra những vết thương mới như nhiễm trùng, khi đó thì “hơn chẳng bõ hao”.
Nguyên nhân
Chỉ một hiện tượng ngứa mà biết bao nhiêu nguyên nhân khác nhau gồm 2 loại: ngoại xâm và nội xâm. Giặc ngoại xâm khá nhiều. Chúng có thể là côn trùng tí hon (nhất là những con ghẻ) hoặc các loại muỗi, kiến, sâu róm... Chúng còn là vi khuẩn, nấm... sinh sôi, bám rễ trên da, nhất là tại nơi kín đáo; hay là tia cực tím trong ánh nắng gắt.
Một bộ quần áo mới mà da "không thích" rất có thể phản đối bạn bằng cách gây ngứa. Đồ nữ trang lung linh trên cổ, trên tai, trên cổ tay, ngón tay của các quý bà quý cô cũng có thể là thủ phạm, nhất là vàng tây chứa nickel. Ác một nỗi, chúng không gây ngứa ngay nơi đeo mà có khi chui lủi, “đánh tập hậu” ở vị trí khác, khiến ta khó xác định nguyên nhân.
Ảnh minh họa |
Rồi còn bao nhiêu thứ giặc ngoại xâm nữa: hóa chất tẩy rửa, chất nhựa trên củ khoai sọ chưa nấu chín, những chiếc lá có lông nhỏ li ti, mỹ phẩm thơm tho bạn đang dùng... Cuối cùng là bầu không khí bụi bặm hoặc khí lạnh cũng có thể gây cơn ngứa ghê gớm.
Giặc nội xâm nhiều không kém. Những thức ăn không hợp cơ địa, nhất là tôm, cua, ốc, ba ba, cá ngừ rồi thịt bò, rượu... dễ gây nổi mẩn, kéo theo cơn ngứa vô cùng khó chịu.
Có những bệnh tật “mai phục” trong cơ thể mà ngứa là hình thức thể hiện như vàng da do máu có quá nhiều sắc tố mật, bệnh tăng hồng cầu, bệnh thận, tiểu đường, ung thư. Thậm chí cả sự mang thai cũng gây ngứa. Khi vết thương sâu trên da bắt đầu lên da non cũng là lúc những đầu mút thần kinh được cấu tạo lại, bị kích thích, làm ta ngứa ngáy không yên. Những cơn ngứa có nguyên nhân “nội xâm” thường kéo dài, có thể là mãn tính, đòi hỏi phải xác định đúng nơi xuất phát mới có thể chữa tận gốc.
Ngoài ra còn có cả những bằng chứng đưa ra rằng cảm giác ngứa không phải chỉ là quá trình xảy ra trên làn da của bạn, đôi khi còn có thể là do những yêu tố về tâm lý.
Đã có những ghi chép về “Ngứa lây” khi mà chỉ cần nhìn người khác gãi cũng có thể khiến cho một người có cảm giác như đang có một vết ngứa lan ra.
Thực sự, một nghiên cứu gần đây, của ĐH Y dược Wake forest, cho thấy:
Chỉ bằng những kích thích thông qua hình ảnh hoặc âm thanh liên quan đến hành động gãi cũng có thể khiến cho hành vi gãi ngứa gia tăng đột biến trên những người tham gia.
Những món ăn ngon nhưng "nặng mùi" nhất thế giới (Khám phá) - (Phunutoday) - Thưởng thức đặc sản là một phần không thể thiếu của các chuyến du lịch, nhưng có những món “nặng mùi” tới mức các du khách chỉ ngửi thôi đã sợ. |