Tại sao cơm rượu nếp là món không thể thiếu trong ngày Tết Đoan Ngọ?

19:18, Thứ tư 05/06/2024

( PHUNUTODAY ) - Bạn có biết vì sao Tết Đoan Ngọ nhất định hải ăn cơm rượu nếp hay không?

Vì sao lại có tục lệ ăn cơm rượu vào Tết Đoan Ngọ?

Tết Đoan Ngọ còn được người Việt gọi với tên là Tết diệt sâu bọ. Vào ngày này thời tiết thường nắng to, nhiệt độ tăng cao, oi bức. Tuy nhiên, tháng 5 âm lịch cũng dễ có mưa, mưa nắng thất thường dễ khiến bệnh dịch bùng phát.

Tết Đoan Ngọ không chỉ là ngày loại trừ sâu bệnh phá hoại, cầu mùa màng bội thu mà dân gian còn tin rằng, ăn cơm rượu nếp vào ngày Tết Đoan Ngọ sẽ tác dụng tuyệt vời. Cơm rượu có hơi men thể làm cho các loại "sâu bọ" ký sinh trong cơ thể người vì "say rượu" mà chết đi.

Vì thế, vào ngày 5/5 âm, khi vừa thức dậy, người ta sẽ ăn ngay một chút cơm rượu nếp cùng hoa quả chua, với ý nghĩa diệt sạch sâu bọ trong cơ thể.

Theo truyền thống dân gian từ xa xưa, cơm rượu nếp là món đặc trưng của người Việt. Ăn cơm rượu nếp vào ngày Tết Đoan Ngọ cũng là một cách tôn vinh sự phong phú của ẩm thực dân tộc, gợi lên truyền thống ẩm thực cổ truyền Việt Nam.

Vì sao lại có tục lệ ăn cơm rượu vào Tết Đoan Ngọ?

Vì sao lại có tục lệ ăn cơm rượu vào Tết Đoan Ngọ?

Cơm rượu 3 miền Bắc Trung Nam được làm như thế nào?

Cách làm cơm rượu nếp miền Bắc

Thông thường, cơm rượu miền Bắc thường được làm từ gạo nếp lứt hoặc gạo nếp cẩm.

Nguyên liệu: 500g gạo nếp lứt hoặc nếp cẩm, 6g men rượu thuốc bắc, lá sen hoặc lá dong để bọc. Lượng gạo và men có thể thay đổi tùy vào nhu cầu của bạn.

Gạo nếp mang đãi sạch, ngâm nước khoảng 6 giờ để nếp nở đều. Gạo ngâm xong mang vo kỹ thêm lần nữa, sau đó mang đồ chín.

Men rượu bỏ trấu, cán mịn hoặc giã nhuyễn. Cho cơm ra khay lớn tãi cơm nếp đều ra để nguội. Khi cơm ấm nhẹ, rắc men lên và trộn đều để men lẫn gạo quyện vào nhau. Tiếp đó dùng lá sen hoặc lá dong gói cơm nếp vào và đặt trong cái nồi. Đậy nắp lại và ủ kín trong khoảng 3-4 ngày. Bạn cũng có thể cho cơm vào ủ trong hũ thủy tinh.

Thành phẩm cơm rượu nếp dậy mùi thơm lừng của rượu, ngọt ngào của nếp, hạt cơm bóng tròn, nở đều hấp dẫn.

Cơm rượu 3 miền Bắc Trung Nam được làm như thế nào?

Cơm rượu 3 miền Bắc Trung Nam được làm như thế nào?

Cách nấu cơm rượu nếp miền Trung

Ngâm gạo nếp từ 4 đến khoảng 6 giờ rồi vớt ra để ráo. Men rượu bỏ trấu mang cán nhuyễn, sau đó, pha một tô nước muối loãng.

Sau đó, bạn trộn khoảng 1 thìa đường vào gạo nếp rồi xóc đều. Nấu cơm nếp với 1 chút nước xâm xấp. Nếp chín đổ ra mẹt để nguội. Khi nếp còn ấm nhẹ, rải đều men lên.

Sau đó, bạn nhúng tay vào bát nước muối loãng để viên cơm rượu thành các viên tròn cho khỏi dính. Hoặc bạn cũng có thể cho nếp vào khay, bọc kỹ lại và để tầm 3 ngày.

Phần rượu nếp sau khi ủ có thể ăn luôn hoặc nấu nước đường loãng, sau đó cho cơm rượu vào lọ, đổ nước đường loãng vào, đậy kín, chờ thêm nửa ngày là dùng được.

Cách làm cơm rượu nếp miền Nam

Người dân miền Nam có thể dùng thêm lá chuối để lót, nếu không có thì bỏ qua. Gạo nếp mua về bạn cũng mang vo sạch và cũng ngâm nước trong khoảng 3-4 giờ. Nhớ thêm chút muối vào nước ngâm gạo cho đậm đà.

Nấu cơm nếp cùng với nước xâm xắp mặt. Gạo sau khi nấu chín cho cơm nếp ra khay, mâm hoặc mẹt để nguội bớt.

Ví dụ với 500g gạo nếp thì chúng ta sẽ dùng khoảng 5g men ngọt, mang giã nhỏ, thật mịn. Cơm nếp còn ấm nhẹ thì cho men vào trộn đều. Việc cho men vào lúc nếp còn ấm giúp cơm rượu sẽ lên men nhanh hơn.

Tiếp đó, bạn chuẩn bị một bát nước muối loãng để vo cơm rượu dễ dàng hơn. Nhúng tay vào bát nước muối, lấy viên nếp để khỏi dính, viên thành hình tròn. Bạn cũng có thể dùng lá chuối cuốn quanh từng viên cơm rượu để khi ủ cơm rượu thơm mùi lá chuối.

Cho viên cơm rượu vào hũ ủ trong 3 ngày, đặt nơi thoáng mát, tránh ánh sáng mặt trời là được.

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả: Thạch Thảo
Từ khóa: cơm rượu nếp