Tết Đoan Ngọ 5/5 âm lịch, nên cúng vịt quay hay vịt luộc?

17:02, Thứ tư 05/06/2024

( PHUNUTODAY ) - Vào dịp Tết Đoan Ngọ 5/5 âm lịch, một số gia đình sẽ dâng cúng thịt vịt. Vậy nên dùng vịt luộc hay vịt quay mới đúng.

Tết Đoan ngọ 5/5 âm lịch là gì?

Tết Đoan Ngọ diễn ra vào 5/5 âm lịch hằng năm, còn được gọi là Tết Đoan Dương, Tết diệt sâu bọ.

Đối với người Việt, Tết Đoan Ngọ là ngày lễ truyền thống có ý nghĩa diệt trừ các loại sâu bệnh phá hoại mua màng, đối với con người là xua đuổi bệnh tật. Vào ngày này, người ta còn dâng đồ lễ lên thần linh, tổ tiên để cầu mạnh khỏe, cuộc sống ấm no, đủ đầy.

Tết Đoan ngọ 2024 - ngày 5/5 âm lịch sẽ rơi vào thứ Hai ngày 10/6/2024.

Tết Đoan Ngọ 5/5 âm lịch là một trong những dịp lễ quan trọng đối với người Việt.

Tết Đoan Ngọ 5/5 âm lịch là một trong những dịp lễ quan trọng đối với người Việt.

Mâm cỗ cúng Tết Đoan Ngọ 5/5 có gì?

Tùy theo quan niệm của gia đình, phong tục ở địa phương mà lễ vật dâng cúng thần linh, tổ tiên trong dịp Tết Đoan Ngọ 5/5 sẽ có sự khác biệt. Tuy nhiên, trong dịp lễ này, người ta thường ít dâng lễ mặn như gà, chân giò giống các dịp lễ khác. Thay vào đó, mâm cúng thường có các loại bánh, trái cây và hoa tươi.

- Trái cây

Trái cây là một trong những vật phẩm không thể thiếu trong các dịp lễ Tết, bao gồm cả Tết Đoan Ngọ. Thông thường, trong ngày 5/5, vải, mậm, đào là những loại quả hay được chọn làm đồ cúng vì đây là thời điểm vào chính vụ của những loại trái cây này. Khi đó, trái cây không chỉ rẻ mà còn có hương vị thơm ngon. Vị chua dịu của những loại quả này được cho là có tác dụng tiêu diệt sâu bọ, các loại ký sinh trùng trong cơ thể.

- Hoa tươi

Hoa tươi là vật phẩm không thể thiếu trong tất cả các lễ cúng. Về loại hoa, gia chủ có thể chọn các loại hoa thơm, hình dáng đẹp, ý tốt tốt để dâng cúng vào dịp Tết Đoan Ngọ. Chẳng hạn như vào dịp này, hoa sen đang vào mùa, gia chủ có thể tranh thủ chọn những bông hoa sen chính vụ, vừa độ nở đẹp để dâng lên thần linh, tổ tiên.

Lễ vật trong mâm cúng Tết Đoan Ngọ 5/5 âm lịch có thể thay đổi theo phong tục địa phương, quan niệm của gia đình.

Lễ vật trong mâm cúng Tết Đoan Ngọ 5/5 âm lịch có thể thay đổi theo phong tục địa phương, quan niệm của gia đình.

- Rượu nếp

Rượu nếp là món đồ cúng đặc biệt, thường chỉ xuất hiện trên mâm cỗ cúng ngày Tết Đoan Ngọ. Dân gian cho rằng ăn rượu nếp vị ngọt ngọt, cay cay có tác dụng diệt sâu bọ trong cơ thể. Gia chủ có thể chọn cúng rượu nếp cái hay rượu nếp cẩm đều được.

- Bánh tro

Bánh tro (hay còn gọi là bánh gio) cũng là một trong những món bánh hay được dâng cúng vào ngày Tết Đoan Ngọ 5/5 âm lịch. Bánh tro làm từ gạo nếp ngâm cùng nước tro, có mùi thơm đặc trưng, dẻo mềm ăn kèm với mật mía sánh thơm là món ăn vô cùng hấp dẫn.

- Bánh ú

Bánh ú còn gọi là bánh bá trạng là một trong những loại bánh đặc trưng trong ngày Tết Đoan Ngọ ở một số vùng thuộc miền Trung, miền Nam, đặc biệt là đối với người Hoa ở TP. HCM.

- Thịt vịt

Thịt vịt là một trong những món ăn đặc biệt có thể đặt lên mâm cúng ngày Tết Đoan Ngọ. Đây là món ăn mang ý nghĩa may mắn trong ngày này. Ngoài ra, đây là thời điểm thời tiết nắng nóng, cần giải nhiệt trong khi đó thịt vịt có tính hàn, tác dụng cân bằng âm dương, giúp bồi bổ sức khỏe, giải nhiệt rất tốt.

Tết Đoan Ngọ 5/5 âm lịch, nên cúng vịt quay hay vịt luộc?

Vào các ngày lễ khác trong năm, người ta thường dâng cúng thịt gà, thịt lợn luộc chứ rất ít khi dâng cúng thịt vịt. Tuy nhiên, riêng ngày Tết Đoan Ngọ 5/5 âm lịch, món thịt vịt lại được lựa chọn làm đồ cúng. Có nhiều lý do khác nhau được đưa ra để giải thích cho phong tục này.

Một số tài liệu cho rằng thịt vịt trong tiếng Hán đọc là "áp", đồng âm với từ "áp" trong "trấn áp", mang ý nghĩa trấn áp bệnh tật, tà khí. Vì vậy, ăn thịt vịt vào ngày Tết Đoan Ngọ là việc cầu an, cầu phúc, mang đến phước lành cho con người.

Ngoài ra, dịp Tết Đoan Ngọ, thời tiết thường khá nóng bức, khó chịu. Do thời tiết có phần khắc nghiệt nên con người dễ bị cảm cúm, say nắng, ho sốt... Thịt vịt có tính hàn, vị ngọt, tác dụng tăng cường sinh lực, bồi bổ cơ thể, giúp thanh nhiệt, giải độc. Vì vậy, ăn thịt vịt trong thời điểm Tết Đoan Ngọ mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Thịt vịt là một món ăn hay xuất hiện trong ngày Tết Đoan Ngọ.

Thịt vịt là một món ăn hay xuất hiện trong ngày Tết Đoan Ngọ.

Bên cạnh đó, dịp Tết Đoan Ngọ cũng là thời điểm vịt vào mùa, thịt ngọt, béo, chắc, chế biến mòn gì cũng ngon. Lúc này cũng là thời điểm đa số các gia đình đã gặt xong, vịt đã đủ béo để bán. Người nông dân cũng có dịp nghỉ ngơi và sum họp để ăn uống.

Thông thường, mâm cúng Tết Đoan Ngọ ở miền Bắc chỉ có trái cây (vải, mậm...), bánh gio, cơm rượu nếp... Mâm cúng ở miền Nam sẽ có chè trôi nước, bánh ú tro... Trong khi đó, người miền Trung hay chuẩn bị chè kê, thịt vịt...

Ở một số địa phương như tại Huế, Nghệ An, nhiều gia đình coi dịp Tết Đoan Ngọ 5/5 âm lịch là Tết sui gia. Vào ngày này, con rể sẽ đi tết nhà ngoại - nhà bố mẹ vợ. Gia đình nhà trai, các chàng rể sẽ sắm lễ vật để tặng nhà gái. Trong đó, không thể thiếu một cặp vịt. Mâm cơm ngày Tết Đoan Ngọ cũng không thể thiếu các món ăn làm từ vịt. Đây là phong tục có ý nghĩa tốt đẹp, nhằm bày tỏ sự tôn kính với bố mẹ vợ, gắn kết tình cảm gia đình hai bên.

Về việc Tết Đoan Ngọ 5/5 âm lịch, nên cúng vịt quay hay vịt luộc, hiện nay không có những thông tin, quy định cụ thể về vấn đề này. Gia chủ có thể dựa vào phong tục truyền thống ở địa phương, quan niệm của gia đình để chuẩn bị đồ cúng sao cho hợp lý. Về cơ bản, việc thờ cúng coi trọng cái tâm, sự thành kính chứ không yêu cầu mâm cao cỗ đầy, nghi lễ cao sang. Gia chủ thực hiện cho phù hợp với điều kiện của gia đình là được.

* Thông tin mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm.

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả: Thanh Huyền