Lí do đèn xi nhan có màu vàng
Đèn xi nhan là thiết bị được lắp phổ biến trên ô tô, xe máy với công dụng là đèn báo chuyển hướng. Nhờ sự xuất hiện của nó mà các vụ tai nạn giảm thiểu đáng kể.
Màu vàng (hay màu hổ phách) thường được dùng làm đèn xi nhan cho ô tô, xe máy để giúp người nhìn dễ hơn, hạn chế xảy ra tai nạn.
Những năm đầu của thập niên 60, hầu hết đèn báo rẽ phía trước đều phát ra ánh sáng trắng, trong khi đèn sau thì phát ra ánh sáng màu đỏ. Từ đầu năm 1963, ngành công nghiệp ô tô Hoa Kỳ quyết định dùng màu hổ phách để thiết kế đèn xi nhan trước cho hầu hết các loại xe được sản xuất và bán ra thị trường. Hiện nay, hầu hết quốc gia đều quy định đèn xi nhan trước và sau phải tạo ra ánh sáng màu hổ phách, ngoại trừ Thuỵ Sĩ và New Zealand.
Bởi lẽ, ánh sáng màu hổ phách (màu càng) được công nhận có thể nhanh chóng được phát hiện hơn so với màu đỏ. Đầu những năm 1990, nghiên cứu của các chuyên gia Mỹ cho thấy sự chính xác và tốc độ phản xạ của người điều khiển phương tiện phía sau sẽ nhạy hơn đối với tín hiệu rẽ màu hổ phách ở xe phía trước.
Một nghiên cứu cho thấy các phương tiện được trang bị xi nhan màu hổ phách giúp giảm được số vụ va chạm lên đến 28%. Sau đó vào năm 2009, NHTSA xác định màu hổ phách của đèn báo rẽ mang đến một lợi ích tổng thể đáng kể khi so sánh với đèn báo rẽ màu đỏ.
Thực tế, màu hổ phách sẽ giúp cho mắt thường phát hiện rõ, nhanh hơn màu đỏ nhờ vào bước sóng 592Nm. Trong khi đó, các màu khác từ xanh đến tím đều có bước sóng ngắn, thường hội tụ ở võng mạc gây cảm bị nhoè khi tập trung nhìn. Các màu lạnh sẽ khiến mắt bị loá, giảm khả năng quan sát trong điều kiện tầm nhìn bị giảm.
Thêm vào đó, màu đèn xi nhan này cũng ít chói hơn màu đỏ, giúp cho mắt nhìn vào thấy dịu hơn. Chính vì thế mà người ở sau xe cũng sẽ dễ dàng quan sát và xử lý các tình huống tốt hơn.
Bộ giao thông Vận tải có quy định đèn báo rẽ có ánh sáng màu hổ phách hoặc màu đỏ. Tuy nhiên, đối với những xe có đèn báo rẽ và đèn chiếu hậu đặt gần nhau thì người sử dụng không nên lắp đèn báo rẽ màu đỏ nhằm hạn chế tình trạng phương tiện phía sau bị nhầm lẫn đèn hậu và đèn báo rẽ.
Nên bật đèn xi nhan trước bao nhiêu mét để đảm bảo an toàn?
Vẫn chưa có quy định hướng dẫn cụ thể trong cách sử dụng xi nhan xe máy, ô tô về thời gian bật hoặc tắt. Thông thường để đảm bảo an toàn cho người đang điều khiển phương tiện và những người tham gia giao thông khác thì đối với xe mô tô, xe gắn máy cần bật xi nhan cách chỗ rẽ, hoặc điểm dừng khoảng từ 10 đến 15 mét. Đối với xe ô tô thì khoảng cách bật xi nhan cần cách chỗ rẽ khoảng 30 mét.