Cung nữ là những người nhẹ nhàng, tỉ mỉ, chu đáo hơn nhưng tại sao các hoàng đế lại thích thái giám hầu hạ hơn?
Thái giám và cung nữ là những người hầu luôn bên cạnh các vị hoàng đế, hoàng hậu, phi tần trong thời phong kiến. Mỗi người sẽ có những công việc, nhiệm vụ riêng, người được chọn để hầu hạ hoàng thượng là các thái giám. Dưới đây là 2 lý do để giải thích cho việc đó.
Thái giám sẽ có thể lực tốt hơn cung nữ
Từ thời phong kiến xa xưa, thái giám vừa giúp các vị hoàng đế giải quyết các công việc triều chính, vừa xử lý các công việc lặt vặt hàng ngày như hỗ trợ vua mặc quần áo, truyền những lệnh bí mật, quán xuyến về những việc ăn uống của vua và nhiều việc khác nữa.
Những công việc này lặp đi lặp lại hàng ngày, nên cũng sẽ tốn khá nhiều sức lực. Chính vì thế, người hầu hạ bên cạnh hoàng thượng không chỉ cần sự tận tình, chu đáo mà còn phải có sức khỏe bền bỉ. Xét về thể lực thì thái giám sẽ tốt hơn cung nữ.
Một yếu tố nữa đó chính là hàng tháng các cung nữ sẽ đến ngày đèn đỏ nên khó có thể làm việc được hiệu quả công việc cao. Vì vậy sẽ ảnh hưởng đến các công việc mà vua, hoàng đế cần xử lý. Khi chọn thái giám hầu hạ mình, hoàng đế có thể sai việc bất cứ khi nào, công việc sẽ không sợ bị gián đoạn.
Sự trung thành và tham vọng tranh giành quyền lực
Thái giám hay cung nữ đều có những toan tính và sự đấu đá tranh giành quyền lực và muốn được sự ưu ái, nhưng thái giám sẽ ít có tham vọng tranh giành hơn là cung nữ.
Bên cạnh đó, về thể chất bên ngoài và tâm lý bên trong của các thái giám khiến họ lúc nào cũng phải phụ thuộc vào hoàng đế, ngày một nhiều hơn. Thân phận và địa vị của họ được nâng cao lên nhờ những sự sủng ái, cho nên các thái giám sẽ rất trung thành với hoàng đế.
Cung nữ cũng thể hiện lòng trung thành, nhưng họ sẽ có những suy nghĩ phức tạp hơn. Nếu cung nữ hầu hạ hoàng thượng mà nảy sinh ý đồ muốn tranh giành, chẳng may có mối quan hệ tình cảm với hoàng đế thì có thể gây ra những điều không hay cho quyền lực của hoàng gia.