Tần Thủy Hoàng và lời tiên tri trong ‘sách tiên’ hé lộ mục đích xây dựng Vạn Lý Trường Thành

( PHUNUTODAY ) - Vạn Lý Trường Thành là công trình nổi tiếng được xây dựng dưới thời Tần Thủy Hoàng. Hầu hết mọi người đều từng nghe nói đến công trình này nhưng ít ai biết lý do thực sự khiến Tần Thủy Hoàng xây dựng nó.

Tần Thủy Hoàng là ai?

Tần Thủy Hoàng tên thật là Doanh Chính hay Triệu Chính. Ông sinh năm 259 TCN và qua đời ở tuổi 49. Ông cai trị đất nước từ năm 246 TCN và tự phong là Thủy Hoàng Đế. Ông là người sáng lập ra nhà Tần, là vị vua đầu tiên của Trung Quốc thống nhất vào năm 221 TCN, sau khi đánh bại các nước chư hầu.

Sau khi nước Tần tiêu diệt 6 nước, Tần Thủy Hoàng lập tức cho xây dựng Trường Thành. Lúc này đất nước chưa ổn định, sức mạnh quốc gia suy yếu. Chẳng hạn người Hồ có xâm lăng thì với sức mạnh quân sự lớn mạnh cộng với tính kiêu ngạo của Tần Thủy Hoàng cũng không có cớ gì phải sợ dân tộc du mục phương Bắc.

Hồ chính là cách gọi chỉ Hung Nô, một vương triều có tư thù với nhà Tần.

Hành động cho xây dựng Vạn Lý Trường Thành của Tần Thủy Hoàng được xem là “ngớ ngẩn” và gần như sẽ chặt đứng nguồn sống của nước Tần. Vì sao một bậc minh quân có đầu óc thống nhất thiên hạ lại có hành động như vậy?

Mục đích Tần Thủy Hoàng xây dựng Vạn Lý Trường Thành là gì?

Mục đích Tần Thủy Hoàng xây dựng Vạn Lý Trường Thành là gì?

Lời tiên tri trong “sách tiên” khiến Tần Thủy Hoàng xây dựng Vạn Lý Trường Thành

Tương truyền Tần Thủy Hoàng từng vượt biển đi tìm thuốc trường sinh. Điều này cho thấy đây là một vị vua mê tín. Nếu ông tin trên đời này có thuốc trường sinh bất lão thì việc ông mù quáng với những lời “sấm truyền” bịa đặt là điều hoàn toàn có thể xảy ra.

Năm thứ 32 của nhà Tần, vua Tần Thủy Hoàng đã hạ lệnh cho Lô Sinh đi tìm "người tiên tri" để đọc vị được tương lai. Và tất nhiên, chuyến đi ấy của Lô Sinh không mang lại được kết quả mà vị vua mong muốn.

Để tránh bị nhận hình phạt khi trở về, Lô Sinh đành nói ra những lời bịa đặt, thêu dệt về một tương lai tốt đẹp của vương triều nhà Tần. Tần Thủy Hoàng từ lâu đã chán nghe những lời câu nói mật ngọt này. Điều Tần Thủy Hoàng cần chính là những lời tiên chi có lợi cho việc củng cố chính quyền.

Vì vậy, một lần nữa, ông phái Lô Sinh đi tìm thần tiên. Sau nhiều lần "xôi hỏng bỏng không" thì cuối cùng người họ Lô này cũng mang về được một cuốn có tên gọi là "Lục Đồ Thư".

Cuốn sách này có ghi một dòng chữ khiến Tần Thủy Hoàng xem xong không khỏi rùng mình đó là "Vong Tần giả Hồ dã" - Được dịch ra là Tần mất do Hồ.

Sau lời tiên tri chẳng rõ thật giả ấy, Tần Thủy Hoàng phái tướng lĩnh cùng 30 vạn đại quân đánh đuổi Hung Nô tới tận Âm Sơn.

Vẫn chưa yên tâm, ông lại cho xây dựng Vạn Lý Trường Thành. Công trình này đã tiêu tốn công sức của hơn 70 vạn binh lính và dân chúng. Sự có mặt của Vạn Lý Trường Thành đã vơi bớt nỗi hăm dọa "Hồ diệt Tần".

Kết cục bi thảm vì tin vào lời tiên tri

Việc xây dựng Vạn Lý TrườngThành gây hao người tốn của. Người chịu khổ là dân chúng trong thiên hạ bởi dù sao Tần Thủy Hoàng cũng không đích thân đi xây.

Nhưng người dân thì khác. Những tưởng chiến tranh kết thúc thì họ được sống ổn định. Nhưng không, họ bị bắt đi xây Trường Thành, lại nhảy vào chỗ nước sôi lửa bỏng. Quan hệ vua – dân xấu đi nghiêm trọng, đẩy nhanh tốc độ diệt vong của nhà Tần.

Mặc dù người Hồ có ảnh hưởng không thể chối cãi đối với sự diệt vong của nước Tần nhưng dân tộc tiếp quản thiên hạ từ tay người Tần lại là người Hán. Câu nói của phương sĩ có lẽ là cái bẫy của người thuộc 6 nước cũ tạo ra với mục đích tiêu hao sức mạnh quốc gia của nước Tần, làm tan rã nước Tần từ bên trong.

Theo:  khoevadep.com.vn copy link