Tết Đoan Ngọ là lễ tết quan trọng thứ hai, chỉ sau Tết Nguyên Đán trong quan niệm của người Việt. Tuy nhiên, các thủ tục của Tết Đoan Ngọ không phải ai cũng biết.
Tết Đoan Ngọ là gì?
Tết Đoan Ngọ hoặc Tết Đoan Dương, ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch, là một ngày Tết truyền thống tại một số nước Đông Á như Việt Nam, Triều Tiên và Trung Quốc. Tết Đoan ngọ tồn tại từ lâu trong văn hoá dân gian Phương Đông và có ảnh hưởng đến sinh hoạt văn hoá. Đoan nghĩa là mở đầu, Ngọ là khoảng thời gian từ 11 giờ sáng tới 1 giờ chiều, và ăn tết Đoan Ngọ là ăn vào buổi trưa. Đoan Ngọ lúc mặt trời bắt đầu ngắn nhất, ở gần trời đất nhất trùng với ngày hạ chí. Tết Đoan Ngọ còn được gọi là Tết Đoan Dương. Theo triết lý y học Đông phương thì hỏa khí (thuộc dương) của trời đất và trong cơ thể của con người trong ngày Đoan ngọ đều lên đến tột bậc.
Ở Việt Nam, gọi ngày Tết Đoan Ngọ là Tết chiết sâu bọ, là ngày phát động bắt sâu bọ, tiêu diệt bớt các loài gây hại cho cây trồng trên cánh đồng, trong đó nhiều loài sâu có thể ăn được và chúng được coi như là chất bổ dưỡng.
Cơm rượu nếp miền Trung với hình dáng vuông vức. |
Các hoạt động chính vào Tết Đoan Ngọ
Tết Đoan Ngọ là dịp người ta thường ăn tết ở nhà với gia đình. Buổi sáng sớm ngày Tết Đoan Ngọ người ta ăn bánh tro, trái cây, và rượu nếp để giết sâu bọ, bệnh tật trong người. Thường lệ người ta ăn rượu nếp tức thì sâu khi họ ngủ dậy.
Người ta cúng lễ cho một tiết mới, mừng sự trong sáng và quang đãng.
Nhiều người tắm nước lá mùi để phòng bệnh và tẩy trừ "sâu bọ". Nhiều địa phương ở ven biển đúng giờ ngọ họ đi tắm biển. Tại vì ngày này, theo quan niệm dân gian khí dương mạnh nhất trong năm, người ta cúng lễ để cầu an. Cũng theo quan niệm đó, các loại cây lá hái trong thời gian này có tác dụng chữa bệnh tốt nhất nên các thầy thuốc thường lên núi hái thuốc.
Vào dịp Tết Đoan Ngọ, ai bị cảm cúm nên dùng 5 loại lá: bạch đàn, xương rồng, ngũ trảo, dâu tằm ăn, và sả nấu nước xông để bớt bệnh. Người ta cũng tìm mua cành xương rồng bỏ trong nhà để đuổi tà ma.
Với trẻ em: sáng sớm ngủ dậy khi trẻ còn ở trên giường cho trẻ ăn hoa quả, ít rượu nếp, trứng luộc, bôi hồng hoàng vào thóp đầu, vào ngực, vào rốn để giết sâu bọ. Sau đó mới đi rửa mặt mũi, chân tay, đánh răng rửa mặt.
Với người lớn: sáng ngủ dậy không được đặt chân xuống đất mà phải súc miệng 3 lần cho sạch sâu bọ, tiếp đó ăn một quả trứng vịt luộc. Sau đó bước chân ra khỏi giường uống một ít rượu (hoặc ăn một bát rượu nếp) cho sâu bọ say, tiếp đó ăn trái cây cho sâu bọ chết.
Món ăn đặc biệt trong ngày Tết Đoan Ngọ
Bánh tro đã trở thành món ăn truyền thống trong dịp Tết Đoan Ngọ ở Nam Trung Bộ và Miền Nam Việt Nam.
Ở miền Bắc, ngày này các gia đình thường làm các món từ vịt, đặc biệt là tiết canh vịt.
Ngoài ra, rượu nếp hay cái rượu cũng là món ăn được nhiều người ưa thích trong ngày Tết này. Các loại quả đầu mùa hè cũng không thể thiếu vào ngày này.
Quả vải đầu mùa hè |
Nhiều người quan niệm rằng, ngày Tết Đoan Ngọ, đúng vào giờ Ngọ (12 giờ trưa) ngày 5/5 Âm lịch, khi ăn những món ăn đầu tiên trong ngày này thì sâu bọ, giun sán trong người sẽ bị chết hết.
Đi hái thuốc vào ngày này
Bên cạnh đó cũng vào giờ Ngọ (12 giờ trưa) ngày mồng 5 tháng 5, nhiều người ra sân nhìn lên mặt trời bằng mắt trần và nháy mắt 7 lần (đối với nam), nháy mắt 9 lần (đối với nữ) để quanh năm không bị bịnh đỏ mắt.
Người Việt xưa thường hái lá thuốc vào giờ ngọ, sau khi đã cùng nhau ăn cỗ tết. Đó là khi dương khí tốt nhất trong cả năm và người Việt tin rằng lá thuốc được hái vào giờ đó sẽ cho công hiệu tốt nhất. Những loại lá thuốc thường được hái là: lá cây ngải cứu, kinh giới, tía tô, xả, cam thảo đất, bưởi… Lá thuốc sau khi hái sẽ được đem phơi khô, để uống dần hoặc có thể đun nước xông tắm ngay hôm đó.
Con rể “sêu” cha mẹ vợ, học trò lễ tết thầy
Đây là một phong tục hết sức tốt đẹp của người Việt. Con rể đi lễ cha mẹ vợ còn có một cách gọi khác là đi sêu. Thường thì vào buổi sáng tết mùng 5/5, người con rể sẽ ăn mặc đẹp, bưng mâm lễ sang nhà bố mẹ vợ. Trên mâm bày xôi gà, hoa trái đầu mùa. Lễ sêu cũng có thể là đồ sống như gạo nếp, đậu xanh, dưa hấu, vịt gà hoặc ngỗng, chim trời…
Đây cũng là dịp mà các học trò xưa đến lễ thầy dạy học của mình. Đồ lễ cũng tùy vào hoàn cảnh từng gia đình nhưng về cơ bản cũng có gạo nếp, đỗ xanh, vịt và các loại hoa trái đầu mùa.
Lễ Tết Đoan ngọ thường có gạo nếp, đỗ xanh, vịt và các loại hoa trái đầu mùa. |
Ngày nay, cuộc sống hiện đại phát triển, người Việt ta vẫn ăn tết mùng 5 nhưng một số phong tục đã mai một dần, có chăng chỉ một số rất ít các gia đình ở vùng quê giữ lại được. Tuy thế, đây vẫn là một ngày tết được người Việt coi trọng với phong tục văn hóa mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc.
Cúng Tết Đoan Ngọ vào sáng sớm hay giữa trưa CHUẨN NHẤT? (Xã hội) - (Phunutoday) - Tết Đoan Ngọ ở Việt Nam cũng còn gọi là “ngày giết sâu bọ” là ngày phát động bắt sâu bọ, tiêu diệt bớt các loài gây hại cho cây trồng. |
Những món truyền thống nhất định phải có trong ngày Tết Đoan Ngọ (Khám phá) - (Phunutoday) - Các món ăn trong ngày Tết Đoan Ngọ có tác dụng diệt trừ sâu bọ như quan niệm người xưa đồng thời giúp giải nhiệt trong những ngày đầu hè oi bức. |
Bí quyết tránh tà khí trong Tết Đoan Ngọ (Khám phá) - (Phunutoday) - Tết Đoan Ngọ là thời điểm trời đất giao hòa, dễ gây tổn thương nguyên khí, mọi người có thể tham khảo những mẹo phong thủy sau tránh tà khí. |
7 lý do phụ nữ thích đàn ông từng trải hơn chàng trai mới lớn (Chia sẻ) - (Phunutoday) - Đàn ông từng trải luôn khiến chị em phụ nữ bị hấp dẫn bởi ở họ có những điều mà đàn ông ngây ngô, ít va chạm chẳng thể có được! |