Thạch Taro New Choice vẫn trôi nổi trên thị trường

18:36, Thứ tư 08/06/2011

( PHUNUTODAY ) - Ngày hôm qua (7/6), Cục An toàn vệ sinh thực phẩm đã có thông báo chính thức về việc thu hồi toàn bộ số thạch rau câu Taro hương vị khoai môn của công ty New Choice Foods. Song, thạch Taro New Choice không còn bày bán trên thị trường#160;nhưng các loại thạch với nhiều nhãn hiệu khác nhau vẫn được bày bán tràn lan.

(Phunutoday) - Ngày hôm qua (7/6), Cục An toàn vệ sinh thực phẩm đã có thông báo chính thức về việc thu hồi toàn bộ số thạch rau câu Taro hương vị khoai môn của công ty New Choice Foods. Song, thạch Taro New Choice không còn bày bán trên thị trường nhưng các loại thạch với nhiều nhãn hiệu khác nhau vẫn được bán tràn lan.

Photo1079.JPG
Nhiều loại thạch rau câu vẫn trôi nổi trên thị trường

 Tràn lan Taro New Choice và nhiều loại thạch rau câu không nguồn gốc

Một ngày sau khi có thông báo chính thức việc thu hồi sản phẩm thạch rau câu Taro của công ty NewChoice Foods, chúng tôi đã có mặt  tại một số siêu thị và các cơ sở bán bánh kẹo tại Hà Nội để kiếm chứng điều này.

Tiến đến gian hàng bày bán bánh kẹo của một siêu thị nằm trên đường Đại La, trên kệ bày la liệt các loại thạch trái cây với nhiều nhãn hiệu khác nhau. Mặc dù thạch Taro của công ty New Choice Foods không còn, nhưng các loại thạch khác vẫn có mặt trông vô cùng phong phú và bắt mắt.

Nhìn một lúc mới thấy chỉ có thạch rau câu Taro hương vị khoai môn của công ty Việt Foods và thạch rau câu Long Hải là hai loại thạch đã được Cục An toàn vệ sinh thực phẩm lấy mẫu kiểm tra hôm vừa qua, và phát hiện không chứa DEHP. Còn các loại khác với nhiều nguồn gốc, xuất xứ khác nhau (hàng Việt Nam có, hàng Trung Quốc có) vẫn được ngang nhiên bày bán dù chưa qua kiểm nghiệm.

Đến một cửa hàng bán bánh kẹo trên phố Hàng Buồm, các hộp thạch với đủ các màu xanh đỏ, tím, vàng, trắng... không còn “tem bảo hành”, được bày trên phản hàng khá bắt mắt. Một số hộp có tem in loằng ngoằng toàn chữ Trung Quốc, nhưng cũng có loại không có tem, nhãn gì, thậm chí có tem thì giấy cũng mốc xanh, mốc đỏ.

Rảo bước thêm một đoạn đến chợ Đồng Xuân, các loại thạch Taro vẫn được ngang nhiên bày bán. Hỏi người bán hàng thì nhận được câu trả lời: "Tôi có biết gì đâu, chẳng thấy ai nói gì hay thông báo cái gì cả nên vẫn bán thôi". Nói rồi bà chủ quán xua đuổi chúng tôi đi chỗ khác. 

Các cửa hàng tại Chợ Đồng Xuân vẫn đang bày bán thạch rau câu Taro

Chỉ đi dạo quanh một vài địa điểm tại Hà Nội thôi cũng đủ thấy, công tác thu hồi thạch rau câu Taro của công ty New Choice vẫn chưa được tiến hành đúng theo báo cáo. Trên thị trường, thạch rau câu Taro vẫn được bày bán và người mua thì không phải là ít. Mặt khác, chỉ cần đi một đoạn trên con phố Hàng Buồm hay chợ Đồng Xuân, chắc chắn sẽ có nhiều người giật mình khi phát hiện, có rất nhiều loại thạch rau câu không rõ nguồn gốc xuất xứ đang tồn tại mà chưa hề đựoc kiểm nghiệm sẽ đe doạ đến sức khoẻ của người tiêu dùng.  

Trong thời gian vừa qua, cả thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đều lo ngại trước thông tin chất DEHP có rất nhiều trong các sản phẩm thạch rau câu và nước giải khát. New Choice Foods là công ty đầu tiên bị phát hiện có sử dụng chất DEHP trong chế biến thạch rau câu Taro tại Việt Nam. Ngay sau đó, Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Bộ Y tế) đã tiến hành kiểm tra và đề nghị công ty New Choice Foods thu hồi toàn bộ sản phẩm này, đồng thời kiểm tra ngẫu nhiên các loai thạch rau câu và nước giải khát đang được bán trên thị trường Hà Nội nhưng không thấy có chứa chất DEHP.

Theo thông báo mới nhất của Cục An toàn vệ sinh thực phẩm ngày hôm nay (8/8), Đoàn thanh tra liên ngành về Chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm số 2 của Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về VSATTP đã tiến hành thanh tra một số cơ sở sản xuất mặt hàng nước giải khát tại Hà Nội, Hưng Yên và lấy mẫu một số sản phẩm để kiểm nghiệm.

Theo đó, các loại nước giải khát mới được lẫy mẫu bao gồm: 01 mẫu Twister – Nước cam ép nhãn hiệu Tropicana dạng chai thủy tinh; 01 mẫu Nước giải khát có gaz Mirinda hương cam (sản phẩm của Công ty Pepsico Việt Nam sản xuất tại Hưng Yên); 01 mẫu Nước giải khát có gaz Mirinda hương dâu rừng (sản phẩm của Công ty Pepsico Việt Nam sản xuất tại Đà Nẵng) và 02 mẫu Trà xanh Thái Nguyên hương chanh hiệu C2; 01 mẫu Trà xanh Thái Nguyên hương táo hiệu C2 (sản phẩm của Công ty TNHH URC Việt Nam, sản xuất tại Hà Nội). Kết quả kiểm nghiệm 06 mẫu nước giải khát nêu trên đều không phát hiện chứa hóa chất DEHP.

Mô tả ảnh.
Nước giải khát có gaz Mirinda hương cam được kiểm nghiệm là không chứa DEHP

Trước đó, ngày 3/6 Cục An toàn vệ sinh thực phẩm đã tiến hành lấy mẫu ngẫu nhiên một số sản phẩm thạch, sữa chua có mặt trên thị trường là: Nước rau câu Long hải, Sữa chua Ba vì, Sữa tươi Ba vì, Thạch sữa chua 319, Thạch rau câu VietFoods đều không phát hiện chứa hóa chất DEHP. 

  • Duyên Duyên

[links()]

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
Tin nên đọc