Cách tính lương hưu hàng tháng đối với tham gia BHXH bắt buộc
Theo hướng dẫn, đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc nghỉ hưu trong khoảng thời gian từ ngày 01/01/2022 đến hết 31/12/2022, cách tính lương hưu hàng tháng của NLĐ được tính như sau:
Mức lương hưu hàng tháng = [Tỷ lệ (%)hưởng lương hưu hàng tháng] x [Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH]
Trong đó mức hưởng lương hưu hàng tháng được xác định theo tỷ lệ % lương tháng đóng BHXH và mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH. Tỷ lệ (%) hưởng lương hưu hàng tháng tối đa của NLĐ khi về hưu là 75% mức lương đóng BHXH.
Cách xác định tỷ lệ % hưởng lương hưu hàng tháng
Các xác định tỷ lệ % hưởng lương hưu hàng tháng phụ thuộc vào từng đối tượng là nam hay nữ hoặc là đối tượng nằm trong diện được xét hưởng chế độ đặc biệt khi bị suy giảm khả năng lao động hay không. Cụ thể, căn cứ theo Khoản 2, Điều 56, Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định cách xác định tỷ lệ lương hưu như sau:
Đối với lao động nam:
Trường hợp bắt đầu hưởng lương hưu từ 01/01/2022 người lao động đóng đủ 20 năm BHXH thì có tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng là 45%.
NLĐ sau khi đóng đủ số năm quy định để được hưởng lương hưu thì cứ thêm mỗi năm đóng BHXH, được tính thêm 2%.
Đối với lao động nữ:
Trường hợp bắt đầu hưởng lương hưu từ 01/01/2022 người lao động đóng đủ 20 năm BHXH thì có tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng là 45%.
Sau đó, cứ cứ thêm mỗi năm đóng BHXH, được tính thêm 2%.
Trường hợp NLĐ hưởng lương chế độ hưu trí trước tuổi quy định do suy giảm khả năng lao động theo quy định thì tỷ lệ (%) hưởng lương hưu hàng tháng được tính như trên, sau đó cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì giảm 2%.
Như vậy, với cùng mức đóng BHXH là 20 năm thì lao động nam nghỉ hưu năm 2021 được tính tỷ lệ hưởng lương hưu là 47%, trong khi nghỉ hưu năm 2022 lao động nam chỉ được tính hưởng 45%. Đối với lao động nữ cách tính tỷ lệ hưởng lương hưu năm 2022 không đổi so với năm 2021.
Cách tính mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội
Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH được xác định theo quy định tại Điều 62, Điều 64 Luật BHXH 2014, Điều 9, Điều 10 Nghị định 115/2015 và Điều 20 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH.
2. Cách tính lương hưu cho người tham gia BHXH tự nguyệnCăn cứ theo quy định tại Khoản 2, Điều 74, Luật Bảo hiểm xã hội và Khoản 1 Điều 3 Nghị định 134/2015/NĐ-CP, mức hưởng lương hưu hàng tháng của người tham gia BHXH tự nguyện, được tính cụ thể như sau:
Lương hưu hàng tháng = [Tỷ lệ % hưởng lương hưu] x [Mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH]
Mức lương hưu hàng tháng được tính bằng tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng nhân với mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội.
Trong đó:
- Tỷ lệ % hưởng lương hưu được quy định cụ thể tại Khoản 2, Điều 3, Nghị định 134/2015:
Đối với lao động nam:
Trường hợp bắt đầu hưởng lương hưu từ 01/01/2022 người lao động đóng đủ 20 năm BHXH thì có tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng là 45%.
Sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH vượt quá số năm quy định được hưởng lương hưu thì được tính thêm 2%, mức tối đa bằng 75%.
Đối với lao động nữ:
Tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 15 năm đóng BHXH, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH thì tính thêm 2%, mức tối đa bằng 75%.
3. Điều kiện hưởng lương hưuNgười lao động được hưởng lương hưu khi đáp ứng đầy đủ điều kiện hưởng lương hưu về độ tuổi và về thời gian đóng BHXH theo quy định. Năm 2021, điều kiện hưởng lương hưu được thực hiện theo Điều 219, Bộ luật lao động năm 2019 sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật có liên quan đến lao động.
Theo đó, điều kiện hưởng lương hưu của người lao động và điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động được quy định cụ thể và chi tiết hơn.