Bé 1 tuổi đuối nước ngay trong nhà mình
Theo thông tin từ tờ Nhân dân Nhật Báo, một buổi chiều tháng 6, cậu bé Tiểu Tân (tên nhân vật đã thay đổi) một tuổi, sống ở Tân Thành, Ôn Châu, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc sống chung với ông bà của mình. Trong khi ông bà bận rộn thì cậu bé chạy vào nhà vệ sinh vui chơi một mình. Một lúc sau không nghe thấy tiếng cháu, ông bà mới vội đi tìm.
Họ vội vàng vào phòng tắm, họ nhìn thấy cháu đang bất tỉnh nằm trong xô nước đầy, toàn thân ướt lạnh và tím tái. Người ông của Tiểu Tân vội vàng gọi xe cáp cứu, nhưng khi xe cấp cứu tới nơi thì em bé đã không còn nhịp thở nữa
Cậu bé Tiểu Thân đã thiệt mạng trên đường đưa tới Bệnh viện liên kết thứ hai của Đại học Y khoa Wenyi, các bác sĩ vẫn nỗ lực giải cứu nhưng mọi việc đã quá muộn.
Theo thông tin điều tra ban đầu thì cậu bé Tiểu Tân đã vô tình bị ngã vào xô nước trong phòng tắm nhưng không trèo ra ngoài nên đã dẫn tới kết cục đau lòng. Nhiều gia đình thường cho rằng trẻ ở nhà sẽ an toàn nên dễ lơ là cảnh giác dẫn tới tai nạn thương tâm này.
Chuyên gia cảnh báo những nguy hiểm trong nhà
- Cha mẹ tuyệt đối không để trẻ nhỏ rời khỏi tầm nhìn của bạn, đặc biệt là đối với trẻ sơ sinh, vì chỉ lơ là vài phút, tai nạn nguy hiểm có thể xảy ra ảnh hưởng tới tính mạng của bé.
- Cha mẹ không lưu trữ nước trong các thùng chứa lớn, đặc biệt là các thùng chứa sâu như xô, bồn tắm,..., Nếu lưu trữ nước phải đậy nắp, để xa tầm tay của trẻ bởi trẻ nhỏ rất thích nước và hay tò mò với mọi thứ xung quanh mình.
- Cha mẹ không nên để trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chơi trong phòng tắm với bồn tắm hay chậu tắm đầy nước một mình dễ xảy ra tai nạn.
Khi trẻ bị đuối nước cần phải làm gì?
Hãy đưa nạn nhân ra khỏi nước rồi tìm chỗ an toàn cho nạn nhân nằm ngửa. Bạn hãy đặt trẻ ở tư thế nằm ngửa trên mặt phẳng cứng. Gọi hỏi nạn nhân xem còn tỉnh táo hay không và gọi cấp cứu đến.
Cha mẹ hãy thử kiểm tra mạch nạn nhân ở tay, cổ hoặc bẹn của nạn nhân, kiểm tra bệnh nhân còn thở hay không bằng cách áp tai vào miệng và quan sát lồng ngực.
Cha mẹ hãy dùng 2 tay chồng lên nhau đặt ngay vào vị trí một nửa dưới xương ức và ấn tim với tần số ép khoảng 100 lần/1 phút, đồng thời phải khai thông đường thở bằng cách dùng gạc hay khăn vải móc đờm dãi, dị vật khỏi miệng nạn nhân và hà hơi thổi ngạt, hô hấp nhân tạo với phương pháp miệng thổi miệng cho nạn nhân. Hãy làm như vậy liên tục để ép nước ra ngoài lồng ngực của trẻ.