’Thế kiềm chế’ Trung Quốc trên Hoa Đông và biển Đông

18:50, Chủ nhật 13/01/2013

( PHUNUTODAY ) - Tân Hoa Xã lo lắng chuyến công du Đông Nam Á của Thủ tướng Nhật; Chủ tịch đảng Dân chủ tiến bộ Đài Loan cho rằng Mã Anh Cửu đang #39;hùa theo#39; TQ khuấy căng thẳng biển Đông và Hoa Đông...là tin tức thời sự chính ngày 13/1.

Tân Hoa Xã lo lắng chuyến công du Đông Nam Á của Thủ tướng Nhật Bản; Chủ tịch đảng Dân chủ tiến bộ Đài Loan cho rằng nhà lãnh đạo Mã Anh Cửu đang 'hùa theo' Trung Quốc khuấy căng thẳng biển Đông và Hoa Đông... là tin tức thời sự chính ngày 13/1.

Tờ Taipei Times ngày 13/1 đăng bài phỏng vấn Tô Trinh Xương - Chủ tịch đảng Dân chủ tiến bộ Đài Loan (DPP) đối lập cho rằng Quốc dân đảng (KMT) cầm quyền và Mã Anh Cửu hiện nay đang hùa theo Trung Quốc trong chính sách biển đảo làm leo thang căng thẳng trên Biển Đông và biển Hoa Đông. Những động thái của giới cầm quyền Đài Loan trên biển Đông (Đài Loan gọi là biển Nam Hải) theo Tô Trinh Xương, cũng đã tạo ra những căng thẳng
Tờ Taipei Times ngày 13/1 đăng bài phỏng vấn Tô Trinh Xương - Chủ tịch đảng Dân chủ tiến bộ Đài Loan (DPP) đối lập cho rằng Quốc dân đảng (KMT) cầm quyền và Mã Anh Cửu hiện nay đang hùa theo Trung Quốc trong chính sách biển đảo làm leo thang căng thẳng trên Biển Đông và biển Hoa Đông. Những động thái của giới cầm quyền Đài Loan trên biển Đông (Đài Loan gọi là biển Nam Hải) theo Tô Trinh Xương, cũng đã tạo ra những căng thẳng "không cần thiết" với các quốc gia trong khu vực. Trong ảnh là Mã Anh Cửu, Chủ tịch KMT và là người đứng đầu đảo Đài Loan.

 

Quan điểm của DPP là không hợp tác với Trung Quốc trong vấn đề chủ quyền trên biển Đông và biển Hoa Đông. Trong ảnh là Tô Trinh Xương, Chủ tịch đảng DPP đối lập tại Đài Loan.
Quan điểm của DPP là không hợp tác với Trung Quốc trong vấn đề chủ quyền trên biển Đông và biển Hoa Đông. Trong ảnh là Tô Trinh Xương, Chủ tịch đảng DPP đối lập tại Đài Loan.

 

Tại chặng dừng chân thứ 3 trong chuyến công du Đông Nam Á, Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Fumio Kishida đã có cuộc hội đàm với Bộ trưởng Ngoại giao và Thương mại Brunei hôm 11/1 tại Bandar Seri Begawan, thủ đô Brunei. Hai nhà ngoại giao đã trao đổi quan điểm về sự gia tăng các hoạt động trong thời gian gần đây của Trung Quốc tại các vùng biển tranh chấp Hoa Đông và biển Đông.
Tại chặng dừng chân thứ 3 trong chuyến công du Đông Nam Á, Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Fumio Kishida đã có cuộc hội đàm với Bộ trưởng Ngoại giao và Thương mại Brunei hôm 11/1 tại Bandar Seri Begawan, thủ đô Brunei. Hai nhà ngoại giao đã trao đổi quan điểm về sự gia tăng các hoạt động trong thời gian gần đây của Trung Quốc tại các vùng biển tranh chấp Hoa Đông và biển Đông.

 

Trong cuộc hội đàm, ông Kishida nói rằng việc đối phó với sự bành trướng của Trung Quốc là một vấn đề quan trọng đối với Nhật Bản và các nước thành viên ASEAN hiện nay. Nhà ngoại giao Nhật Bản cũng bày tỏ hy vọng Brunei sẽ đóng một vai trò trong vấn đề này trên cương vị Chủ tịch ASEAN.
Trong cuộc hội đàm, ông Kishida nói rằng việc đối phó với sự bành trướng của Trung Quốc là một vấn đề quan trọng đối với Nhật Bản và các nước thành viên ASEAN hiện nay. Nhà ngoại giao Nhật Bản cũng bày tỏ hy vọng Brunei sẽ đóng một vai trò trong vấn đề này trên cương vị Chủ tịch ASEAN.

 

 Nhân chuyến công du sắp tới của Thủ tướng Nhật Bản, ông Shizo Abe tới Đông Nam Á sau khi đắc cử, Tân Hoa xã dẫn nguồn “truyền thông Nhật Bản” cho rằng, lịch trình chuyến thăm như vậy đã cho thấy Nhật Bản muốn tăng cường quan hệ với các nước ASEAN này, tạo ra “thế kiềm chế” đối với Trung Quốc – nước luôn đòi hỏi quyền lợi biển một cách vô lý và bất hợp pháp ở biển Đông và biển Hoa Đông. Trong ảnh là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp cựu Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe (nay là đương kim Thủ tướng Nhật Bản) tháng 11/2010, tại Hà Nội.
Nhân chuyến công du sắp tới của Thủ tướng Nhật Bản, ông Shizo Abe tới Đông Nam Á sau khi đắc cử, Tân Hoa xã dẫn nguồn “truyền thông Nhật Bản” cho rằng, lịch trình chuyến thăm như vậy đã cho thấy Nhật Bản muốn tăng cường quan hệ với các nước ASEAN này, tạo ra “thế kiềm chế” đối với Trung Quốc – nước luôn đòi hỏi quyền lợi biển một cách vô lý và bất hợp pháp ở biển Đông và biển Hoa Đông. Trong ảnh là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp cựu Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe (nay là đương kim Thủ tướng Nhật Bản) tháng 11/2010, tại Hà Nội.

 

Nhật Bản đã quyết định thành lập một đơn vị đặc nhiệm bảo vệ bờ biển hùng hậu gồm 12 tàu hải quân và 400 binh lính để bảo vệ quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư ở biển Hoa Đông, sẵn sàng đáp trả sự hiện diện thường xuyên của tàu thuyền Trung Quốc ở đây. Lực lượng đặc nhiệm trên sẽ được giao nhiệm vụ thường xuyên thực hiện các chuyến tuần tra quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư
Nhật Bản đã quyết định thành lập một đơn vị đặc nhiệm bảo vệ bờ biển hùng hậu gồm 12 tàu hải quân và 400 binh lính để bảo vệ quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư ở biển Hoa Đông, sẵn sàng đáp trả sự hiện diện thường xuyên của tàu thuyền Trung Quốc ở đây. Lực lượng đặc nhiệm trên sẽ được giao nhiệm vụ thường xuyên thực hiện các chuyến tuần tra quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư

 

Để đáp ứng đủ số binh sĩ cho lực lượng đặc nhiệm bảo vệ bờ biển mới thành lập, ngoài tuyển thêm quân mới, Nhật Bản đang xem xét kế hoạch kéo dài tuổi nghỉ hưu của các sĩ quan. Hiện tại, Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Nhật Bản có khoảng 12.000 sĩ quan, trong số này có 2.500 người trên 55 tuổi. Điều đó có nghĩa, một số lượng lớn sĩ quan sẽ tiếp tục về nghỉ hưu hàng năm.
Để đáp ứng đủ số binh sĩ cho lực lượng đặc nhiệm bảo vệ bờ biển mới thành lập, ngoài tuyển thêm quân mới, Nhật Bản đang xem xét kế hoạch kéo dài tuổi nghỉ hưu của các sĩ quan. Hiện tại, Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Nhật Bản có khoảng 12.000 sĩ quan, trong số này có 2.500 người trên 55 tuổi. Điều đó có nghĩa, một số lượng lớn sĩ quan sẽ tiếp tục về nghỉ hưu hàng năm.

 

Ngày 13/1, cảnh sát Ấn Độ cho biết sáu người đàn ông đã bị bắt giữ do hiếp dâm một hành khách trên xe ở Ấn Độ, nhiều tuần sau vụ hiếp dâm tập thể và sát hại một sinh viên trên xe bus ở thủ đô New Delhi, khiến bùng phát các cuộc biểu tình trên toàn quốc gia này.
Ngày 13/1, cảnh sát Ấn Độ cho biết sáu người đàn ông đã bị bắt giữ do hiếp dâm một hành khách trên xe ở Ấn Độ, nhiều tuần sau vụ hiếp dâm tập thể và sát hại một sinh viên trên xe bus ở thủ đô New Delhi, khiến bùng phát các cuộc biểu tình trên toàn quốc gia này.

 

Nạn nhân, 29 tuổi, đã đi xe khách tới nhà bố mẹ chồng ở bang Punjab, sau đó người này đã bị bắt cóc và đưa tới một ngôi nhà ở một huyện giáp thành phố Amritsar. Năm người đàn ông cùng với tài xế và người bán vé đã luân phiên hãm hiếp nạn nhân rồi thả nạn nhân ở bên ngoài ngôi làng gần nhà bố mẹ chồng cô vào sáng 12/1.
Nạn nhân, 29 tuổi, đã đi xe khách tới nhà bố mẹ chồng ở bang Punjab, sau đó người này đã bị bắt cóc và đưa tới một ngôi nhà ở một huyện giáp thành phố Amritsar. Năm người đàn ông cùng với tài xế và người bán vé đã luân phiên hãm hiếp nạn nhân rồi thả nạn nhân ở bên ngoài ngôi làng gần nhà bố mẹ chồng cô vào sáng 12/1.

 

Trong khi đó, Ram Singh (33 tuổi), người mà cảnh sát cho là tài xế xe buýt trong vụ cưỡng hiếp tập thể cô gái 23 tuổi, bị phát hiện từng lên chương trình “Tòa án của bạn”, một chương trình truyền hình thực tế quay các vụ kiện dân sự giả lập nhằm mục đích phổ biến pháp luật. Luật sư của Singh nói thân chủ của ông ta bị cảnh sát đánh đập và vô tội trong vụ tấn công cô gái lên xe sau khi xem phim cùng một người bạn tại khu mua sắm gần đó.
Trong khi đó, Ram Singh (33 tuổi), người mà cảnh sát cho là tài xế xe buýt trong vụ cưỡng hiếp tập thể cô gái 23 tuổi, bị phát hiện từng lên chương trình “Tòa án của bạn”, một chương trình truyền hình thực tế quay các vụ kiện dân sự giả lập nhằm mục đích phổ biến pháp luật. Luật sư của Singh nói thân chủ của ông ta bị cảnh sát đánh đập và vô tội trong vụ tấn công cô gái lên xe sau khi xem phim cùng một người bạn tại khu mua sắm gần đó.

 

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
Tin nên đọc