Giá trị dinh dưỡng của lạc
Hạt lạc (đậu phộng) chứa nhiều chất béo (chiếm tới 40-50%). Trong dầu lạc chứa các vitamin hòa tan trong dầu, nhiều nhất là vitamin E - một thành phần quan trọng tổng hợp nên hormone sinh dục, chống lão hóa. Ngoài ra, nó còn chứa hai axit béo bão hòa là acid arachidic (C20) và acid lignoxeric (C24).
Ngoài ra, hạt lạc còn chứa vitamin B2, vitamin B6 và các khoáng chất như magiê, mangan, sắt, đồng, phospho, kali, kẽm, selen, canxi, đặc biệt là folate có tác dụng bổ não.
Bà bầu ăn lạc làm con bị dị ứng?
Theo thông tin từ các nhà nghiên Canada thuộc bệnh viện Ste Justine (Montreal), phụ nữ ăn lạc trong thời gian mang thai và cho con bú sẽ có ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Nghiên cứu này chỉ ra rằng, việc ăn lạc trong quá trình mang thai làm tăng gấp 4 lần nguy cơ bị dị ứng của đứa trẻ sau này.
Tuy nhiên theo một nghiên cứu thuộc Bệnh viện nhi Boston (Boston Children’s Hospital) đã bác bỏ ý kiến trên và khẳng định, bà bầu hoàn toàn có thể ăn lạc và không cần phải lo lắng đến chuyện con sinh ra mắc bệnh dị ứng.
Ăn lạc tốt cho bà bầu
Hạt lạc chứa lượng chất đạm, axit béo không bão hòa cao và là nguồn dinh dưỡng tuyệt vồi dành cho bà bầu. Lạc giàu folate giúp trẻ sinh ra thông minh hơn. Ngoài ra, thai phụ bổ sung khoảng 400 microgram axit folic trước và trong thời kì đầu mang thai sẽ giảm được nguy cơ bị khuyết tật bẩm sinh khoảng 70%.
Ngoài ra, ăn lạc còn có khả năng giúp sữa mẹ tiết ra đều đặn.
Mẹ bầu ăn lạc có thể tránh được những rối loạn thần kinh của bé ở giai đoạn hình thành; tốt cho hệ xương, răng của thai nhi.
Tuy nhiên, phụ nữ mang thai ăn lạc rất dễ bị đầy bụng, khó tiêu, làm tăng nguy cơ mắc bệnh táo bón. Do đó, bà bầu không nên ăn quá nhiều lạc.