Nguyên nhân, triệu chứng của chấn thương sọ não

( PHUNUTODAY ) - Chấn thương sọ não là tình trạng vô cùng nguy hiểm và ở Việt Nam đang có tỷ lệ tăng ngày càng cao. Bởi vậy, cần hiểu biết về những nguyên nhân gây chấn thương sọ não sẽ giúp giảm thiểu đáng kể rủi ro cho bạn và người thân.

 Chấn thương sọ não là gì?

Chấn thương sọ não thường bắt nguồn từ các loại chấn thương về não bao gồm chảy máu, chấn động mạnh (rung động não hoặc não bị bầm). Những chấn thương này được phân loại theo mức độ nghiêm trọng hoặc loại chấn thương (ví dụ như chấn thương đóng hay mở). Ngoài ra, chấn thương cũng được phân loại theo mức độ gây nứt xương sọ, tổn thương bên trong não hoặc vị trí gây chảy máu.

images

Trong cuộc đời mỗi người, hầu hết ai cũng có chấn thương nhẹ ở đầu. Tuy nhiên, những chấn thương nặng ở đầu gây tổn thương sọ não (TBI) sẽ biến chứng sang những bệnh nặng hơn hoặc thậm chí tử vong.

Nguyên nhân bệnh Chấn thương sọ não

  • Tai nạn giao thông: Đây là nguyên nhân hàng đầu gây chết người do chấn thương sọ não.

  • Do té cao: Sập dàn giáo (gặp trong tai nạn lao động), té do leo cây, nhảy hoặc té lầu.

  • Do trượt té: Thường gặp khi sàn nhà trơn trượt, té ngửa đập đầu xuống đất.

  • Do ẩu đả, đánh bằng hung khí như: búa, gậy gộc, cục đá.

  • Do vật nặng rơi trúng đầu hoặc đánh vào đầu.

Triệu chứng của Chấn thương sọ não là gì?

Các triệu chứng thay đổi khá nhiều tùy thuộc độ nặng của chấn thương đầu. Chấn thương sọ não có thể bao gồm bất kì triệu chứng nào sau đây:

  • Nôn ói
  • Ngủ gà
  • Đau đầu
  • Lú lẫn
  • Liệt
  • Hôn mê
  • Mất ý thức
  • Giãn đồng tử
  • Thị giác thay đổi (nhìn nhòe hoặc nhìn đôi, không thể chịu được ánh sáng chói, mất cử động mắt, mù)
  • Dịch não tủy chảy ở tai hoặc mũi (có thể trong hoặc nhuốm máu)
di-chung-sau-chan-thuong-so-nao
  • Chóng mặt và rối loạn thăng bằng
  • Có vấn đề hô hấp
  • Nhịp tim chậm, nhịp thở chậm, với tăng huyết áp
  • Nghe tiếng vang trong tai, hoặc thay đổi thính giác
  • Nhận thức khó khăn
  • Đáp ứng cảm xúc không phù hợp
  • Nói khó (nói lắp, không thể hiểu được và/hoặc nói không lưu loát)
  • Nuốt khó
  • Cảm giác tê hoặc kiến bò trên người
  • Sụp mi mắt hoặc yếu cơ mặt
  • Mất nhu động ruột hoặc mất kiểm soát bàng quang (bọng đái)

Nếu nghi ngờ chấn thương sọ não, gọi ngay số điện thoại cấp cứu (115) hoặc đưa bệnh nhân đến phòng cấp cứu.

Những lời khuyên giúp phòng ngừa chấn thương đầu thông thường
  • Tránh để đồ vật bừa bãi trên sàn nhà, cầu thang.
  • Đặt thảm chùi chân không trơn trượt trong nhà tắm.
  • Lắp các thanh vịn, tay vịn nếu bạn lớn tuổi hoặc yếu.
  • Lắp tấm chắn cửa sổ để phòng ngừa té ngã.
  • Trong nhà nên đủ ánh sáng.
  • Luôn thắt dây an toàn mỗi khi lái xe hơi.
  • Không bao giờ lái xe khi uống rượu hoặc ngồi trên xe của tài xế say rượu.
  • Tuân thủ mọi tín hiệu giao thông và quan sát xe cộ khi tham gia giao thông.
  • Đội nón bảo hiểm khi đi xe máy, xe đạp điện.
  • Tăng cường tuyên truyền giáo dục luật lệ an toàn giao thông trong toàn dân. Cần ý thức được rằng CTSN gây tàn phế cho bản thân, gia đình, xã hội.
cham-soc-benh-nhan-chan-thuong-so-nao-nhe-e1468986190450

Những lời khuyên giúp phòng ngừa chấn thương đầu do thể thao

  • Luôn dùng nón bảo hiểm hoặc dụng cụ bảo hộ đầu cho các môn thể thao chuyên biệt.
  • Luôn luôn giám sát trẻ nhỏ, không cho chúng dùng các dụng cụ thể thao hoặc chơi các môn thể thao không phù hợp với lứa tuổi.
  • Tuân thủ các quy tắc an toàn ở công viên nước, hồ bơi và các bãi biển công cộng.
  • Mặc trang phục thể thao phù hợp.
  • Không mặc trang phục có thể gây cản trở tầm nhìn.
  • Không chơi thể thao khi bị bệnh hoặc quá mệt.
  • Thường xuyên kiểm tra độ an toàn của sân và dụng cụ thể thao.
  • Loại bỏ và thay thế các dụng cụ thể thao hoặc đồ bảo hộ bị hư hỏng.
TAGS:
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn