Tìm hiểu về bệnh suy giãn tĩnh mạch chân

( PHUNUTODAY ) - Suy tĩnh mạch là bệnh mãn tính, không thể tự khỏi. Mục đích của việc điều trị là làm giảm triệu chứng, cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân bao gồm cả mục đích thẩm mỹ và ngăn ngừa bệnh chuyển sang giai đoạn nặng hơn do biến chứng.

  • Bệnh suy giãn tĩnh mạch chân là gì ?

Suy giãn tĩnh mạch chân hay còn được gọi là suy giãn tĩnh mạch ở chi dưới, đây là căn bệnh cũng khá phổ biến trong cuộc sống ngày nay, là hiện tượng máu bị suy giảm chức năng khi đưa trở về tim của hệ thống tĩnh mạch, khiến cho chúng tắc nghẽn và gây ra những triệu chứng nguy hiểm và khó khăn cho người mắc bệnh như : khó đi lại, đau chân, phù chân, ban đêm có thể bị chuột rút.

suy gian
  • Biểu hiện của bệnh suy giãn tĩnh mạch chân

Biểu hiện bệnh suy giãn tĩnh mạch chân phổ biến được chia thành những giai đoạn khác nhau của bệnh, bao gồm : giai đoạn mới bắt đầu, giai đoạn tiến triển và những biến chứng của bệnh

- Giai đoạn mới bắt đầu: Suy giãn tĩnh mạch chân ở giai đoạn này, chúng ta có thể thấy một số hiện tượng sau: đau chân, mỏi chân, cảm giác đi lại rất mỏi khi đi giày cao gót. Với những người làm công việc văn phòng hay những người lái xe, thì căn bệnh này xuất hiện nhiều hơn cả. Khi đi ngủ về ban đêm, thường có cảm giác như bị kiến cắn ở vùng cẳng chân. Tuy nhiên, những biểu hiện này rất khó phát hiện và chúng chỉ thoáng qua, do đó một số người không để ý và thường bỏ qua.

- Giai đoạn tiến triển bệnh: Biểu hiện bệnh giãn tĩnh mạch chân ở giai đoạn này có thể là phù chân hay những cảm giác nặng nề hơn trong việc đi lại. Vùng cẳng chân của người mắc bệnh sẽ xuất hiện chàm da, và có thể thay đổi mày sắc da. Các tĩnh mạch phồng lên gây cảm giác nặng, và rất đau, khiến cho việc đi lại cũng vì thế mà trở nên khó khăn hơn.

suy gian 6

- Giai đoạn biến chứng: Đây là giai đoạn nguy hiểm, biểu hiện của bệnh suy giãn tĩnh mạch cũng xuất hiện rõ ràng hơn. Tĩnh mạch nổi loằng ngoằng dưới da, lở loét chân …..

  • Những lưu ý khi điều trị suy giãn tĩnh mạch chân

Nhiều người bị bệnh suy giãn tĩnh mạch nhưng không được tư vấn đầy đủ hoặc do tìm hiểu về bệnh chưa cặn kẽ nên áp dụng những phương pháp điều trị không phù hợp. Chẳng hạn như:

1. Bôi dầu nóng, ngâm chân nước nóng

- Nhiều người bệnh tĩnh mạch thường thoa dầu nóng hay ngâm chân vào nước nóng vì nghĩ rằng làm thế sẽ bớt đau. Thực ra, đây là một quan niệm sai làm cho người bệnh đau nhức chân nhiều hơn và tăng cảm giác khó chịu. Theo phản xạ tự nhiên, khi gặp nóng các tĩnh mạch sẽ giãn nở ra, làm cho các van tĩnh mạch vốn bám vào thành tĩnh mạch hở nhiều hơn và dòng máu chảy ngược tăng. Cùng lúc, các mạch máu nhỏ ở chân cũng giãn to là tăng ứ đọng máu, gây cảm giác đau nhức và khó chịu ở chân.

suy gian 4

2. Bỏ thói quen đi bộ

Rất nhiều người bỏ thói quen đi bộ khi biết mình bị suy tĩnh mạch. Họ cho rằng đi bộ khiến máu dồn xuống hai chân nhiều hơn và làm nặng thêm tình trạng suy tĩnh mạch. Thực ra, đi bộ là môn thể thao rất có lợi cho sức khỏe. Động tác đi bộ làm co thắt các cơ cẳng chân, ép vào các tĩnh mạch sâu, làm cho máu tĩnh mạch được đẩy về tim tốt hơn, giảm ứ đọng ở các tĩnh mạch nông, giảm các triệu chứng đau nhức và khó chịu của bệnh suy tĩnh mạch chi dưới.

3. Dùng thuốc không rõ nguồn gốc

Nhiều người bị đau nhức chân do suy tĩnh mạch nhưng không đi khám mà tự ra hiệu thuốc mua thuốc giảm đau, kháng viêm để uống. Một số người mua thuốc trên mạng để điều trị tại nhà. Các loại thuốc này có thể có tác dụng giảm đau tạm thời nhưng không giúp khỏi bệnh và để lại nhiều tác dụng không tốt đến sức khỏe.

4. Không đi tái khám và theo dõi bệnh sau phẫu thuật

Thông thường phẫu thuật xong, các triệu chứng sẽ giảm hoặc biến mất. Sau một thời gian, nhiều người thường quên mất rằng mình có bệnh, không còn tái khám để theo dõi, không tuân thủ lối sống có lợi cho tĩnh mạch cũng như biện pháp phòng tránh tái phát. Điều này có thể làm cho bệnh quay trở lại.Do đó, bác sĩ khuyên người từng bị suy tĩnh mạch sau khi đã khỏi bệnh nên duy trì các phương pháp tập luyện có lợi cho tĩnh mạch, đồng thời tái khám định kỳ ở các cơ sở chuyên khoa Mạch máu.

Theo:  khoevadep.com.vn copy link