Tình hình Biển Đông: Kẻ xâm phạm hỉ hả trở về

16:56, Thứ bảy 28/07/2012

( PHUNUTODAY ) - 30 tàu đánh cá Trung Quốc rời khỏi Trường Sa, báo chí Trung Quốc đăng tải về bản đồ “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ”, cuộc họp kín của ASEAN được tiết lộ.. là những diễn biến mới nhất xung quanh vấn đề Biển Đông.

30 tàu đánh cá Trung Quốc rời khỏi vùng biển quần đảo Trường Sa, báo chí Trung Quốc  đăng tải về bản đồ “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ”, cuộc họp kín của ASEAN được tiết lộ..  đó là diễn biến mới nhất xung quanh vấn đề Biển Đông.

Sau hai tuần tổ chức đánh bắt cá trái phép ở vùng biển thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, 30 tàu cá và hậu cần của Trung Quốc quay về Hải Nam.
Sau hai tuần tổ chức đánh bắt cá trái phép ở vùng biển thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, 30 tàu cá và hậu cần của Trung Quốc quay về Hải Nam.

 

Hãng ABS-CBN của Philippines dẫn tin của thông tấn Trung Quốc cho hay 30   tàu cá của Trung Quốc, trong đó có tàu trọng tải 3.000 tấn chở nước sạch, nhiên   liệu và các yếu phẩm khác, đã lên đường tối thứ tư vừa rồi để trở về tỉnh Hải   Nam, kết thúc chuyến ra khơi dài 13 ngày. Thời gian quay về dự kiến dài 4 ngày
Hãng ABS-CBN của Philippines dẫn tin của thông tấn Trung Quốc cho hay 30 tàu cá của Trung Quốc, trong đó có tàu trọng tải 3.000 tấn chở nước sạch, nhiên liệu và các yếu phẩm khác, đã lên đường tối thứ tư vừa rồi để trở về tỉnh Hải Nam, kết thúc chuyến ra khơi dài 13 ngày. Thời gian quay về dự kiến dài 4 ngày

 

Trước đó, đội tàu này rời Hải Nam hôm 12/7 để bắt đầu hoạt động đánh cá   thường niên với quy mô lớn chưa từng có. Các tàu này được hộ tống bởi tàu   Ngư chính 310, tàu ngư chính lớn nhất của Trung Quốc. Kể từ khi khởi hành cho   đến lúc đến Trường Sa đánh bắt cá, đội tàu này được truyền thông Trung Quốc   đưa tin rầm rộ, bất chấp sự phản đối mạnh mẽ của các nước có tuyên bố chủ   quyền trong khu vực như Việt Nam và Philippines. Các tàu Trung Quốc này đánh   bắt cá hoặc trú ẩn tại các điểm gần đảo Chữ Thập, Châu Viên, Su Bi và Thị Tứ   thuộc quần đảo Trường Sa.
Trước đó, đội tàu này rời Hải Nam hôm 12/7 để bắt đầu hoạt động đánh cá thường niên với quy mô lớn chưa từng có. Các tàu này được hộ tống bởi tàu Ngư chính 310, tàu ngư chính lớn nhất của Trung Quốc. Kể từ khi khởi hành cho đến lúc đến Trường Sa đánh bắt cá, đội tàu này được truyền thông Trung Quốc đưa tin rầm rộ, bất chấp sự phản đối mạnh mẽ của các nước có tuyên bố chủ quyền trong khu vực như Việt Nam và Philippines. Các tàu Trung Quốc này đánh bắt cá hoặc trú ẩn tại các điểm gần đảo Chữ Thập, Châu Viên, Su Bi và Thị Tứ thuộc quần đảo Trường Sa.

 

Ngày 27/7, thị trưởng thành phố tự trị Kalayaan của Philippines, ông Eugenio   Bito-onon, cho biết có thể quan sát thấy các tàu của ngư dân Trung Quốc, được   sự hộ tống của các tàu ngư chính, đang tận diệt san hô, điều bị cấm, và gây   tổn hại sinh thái môi trường biển.
Ngày 27/7, thị trưởng thành phố tự trị Kalayaan của Philippines, ông Eugenio Bito-onon, cho biết có thể quan sát thấy các tàu của ngư dân Trung Quốc, được sự hộ tống của các tàu ngư chính, đang tận diệt san hô, điều bị cấm, và gây tổn hại sinh thái môi trường biển.

 

"Chúng tôi có thể bỏ qua nếu họ chỉ đánh bắt cá, nhưng chúng tôi thấy họ đang chở san hô trên các tàu của mình. Đương nhiên điều này phải được cảnh báo vì nó đang đe dọa tới an ninh lương thực và đời sống của người dân."- thị trưởng Eugenio Bito-onon.

 

Eugenio cho biết có 9 tàu của Trung Quốc đang neo đậu từ tuần trước. Một số báo cáo khác từ Bộ Quốc phòng Philippines cho hay có 20 tàu ngư dân Trung Quốc và hai tàu hộ tống có mặt tại Thị Tứ. Giới chức Philippines nghi ngờ rằng nhóm này thuộc đội tàu 30 chiếc xuất phát rầm rộ từ Hải Nam gần hai tuần trước tiến xuống Trường Sa.
Eugenio cho biết có 9 tàu của Trung Quốc đang neo đậu từ tuần trước. Một số báo cáo khác từ Bộ Quốc phòng Philippines cho hay có 20 tàu ngư dân Trung Quốc và hai tàu hộ tống có mặt tại Thị Tứ. Giới chức Philippines nghi ngờ rằng nhóm này thuộc đội tàu 30 chiếc xuất phát rầm rộ từ Hải Nam gần hai tuần trước tiến xuống Trường Sa.

 

Cũng trong ngày 27/7 quân đội Philippines tuyên bố sẽ “hành động thích đáng”   đối với các tàu Trung Quốc xâm nhập lãnh thổ nước này.
Cũng trong ngày 27/7 quân đội Philippines tuyên bố sẽ “hành động thích đáng” đối với các tàu Trung Quốc xâm nhập lãnh thổ nước này.

 

Tuy nhiên, trước đó ngày 26/7, phát biểu trước báo giới Tổng thống Philippines Aquino thể hiện quyết tâm theo đuổi giải pháp hòa bình cho tranh chấp trên biển Đông: “Chúng ta cần bình tĩnh, chúng ta cần nghiên cứu đầy đủ và chúng ta sẽ có thể giải quyết được tình hình này theo cách bảo đảm lợi ích của mọi người”.
Tuy nhiên, trước đó ngày 26/7, phát biểu trước báo giới Tổng thống Philippines Aquino thể hiện quyết tâm theo đuổi giải pháp hòa bình cho tranh chấp trên biển Đông: “Chúng ta cần bình tĩnh, chúng ta cần nghiên cứu đầy đủ và chúng ta sẽ có thể giải quyết được tình hình này theo cách bảo đảm lợi ích của mọi người”.

 

Hôm qua, trên tạp chí Asia Times, giáo sư Carlyle Thayer thuộc Học viện Quốc phòng Australia đã tìm hiểu và viết về diễn biến cuộc họp kín các bộ trưởng ngoại giao ASEAN mà không thông qua được thông cáo chung. Theo đó, trong cuộc họp các nước khu vực bày tỏ quan điểm lên án mạnh mẽ hành động gây hấn của Trung Quốc thời gian qua ở khu vực Biển Đông. (Trong ảnh là Bộ trưởng Ngoại giao Campuchia Hor Namhong công bố Nguyên tắc 6 điểm của ASEAN về Biển Đông trong một cuộc họp báo tại thành phố Phnom Penh hôm 20/7)
Hôm qua, trên tạp chí Asia Times, giáo sư Carlyle Thayer thuộc Học viện Quốc phòng Australia đã tìm hiểu và viết về diễn biến cuộc họp kín các bộ trưởng ngoại giao ASEAN mà không thông qua được thông cáo chung. Theo đó, trong cuộc họp các nước khu vực bày tỏ quan điểm lên án mạnh mẽ hành động gây hấn của Trung Quốc thời gian qua ở khu vực Biển Đông. (Trong ảnh là Bộ trưởng Ngoại giao Campuchia Hor Namhong công bố Nguyên tắc 6 điểm của ASEAN về Biển Đông trong một cuộc họp báo tại thành phố Phnom Penh hôm 20/7)

 

Lần đầu tiên trong lịch sử 45 năm ASEAN, các nước không thông qua thông cáo chung cho cuộc họp bộ trưởng ngoại gia hôm 13/7 do bất đồng giữa chủ tọa với một số nước thành viên về câu chữ khi nhắc tới chiến tranh. Như thông lệ, cuộc họp của các bộ trưởng ngoại giao ASEAN được gọi là họp hẹp, một cách mô tả tính chất kín của nó. Tuy nhiên nội dung trao đổi của cuộc họp kín năm nay đã được tiết lộ phần nào với báo giới.
Lần đầu tiên trong lịch sử 45 năm ASEAN, các nước không thông qua thông cáo chung cho cuộc họp bộ trưởng ngoại gia hôm 13/7 do bất đồng giữa chủ tọa với một số nước thành viên về câu chữ khi nhắc tới chiến tranh. Như thông lệ, cuộc họp của các bộ trưởng ngoại giao ASEAN được gọi là họp hẹp, một cách mô tả tính chất kín của nó. Tuy nhiên nội dung trao đổi của cuộc họp kín năm nay đã được tiết lộ phần nào với báo giới.

 

Nối tiếp các học giả Việt Nam công bố hàng loạt bản đồ chứng minh chủ quyền  Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam, Thạc sĩ sử học Trần Văn  Quyến, Đại học Phú Xuân (Huế) chuyên nghiên cứu về biển Đông vừa gửi một  bài viết khẳng định, sử liệu của Trung Quốc thế kỷ 17 đã minh chứng chủ  quyền Việt Nam ở Hoàng Sa. Đó cũng là cứ liệu lịch sử xác thực ngay từ rất  sớm, ít nhất là cuối thế kỷ 17 Việt Nam đã có các hoạt động khai thác kinh tế,  kiểm soát và thực thi chủ quyền đối với khu vực quần đảo Hoàng Sa.
Nối tiếp các học giả Việt Nam công bố hàng loạt bản đồ chứng minh chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam, Thạc sĩ sử học Trần Văn Quyến, Đại học Phú Xuân (Huế) chuyên nghiên cứu về biển Đông vừa gửi một bài viết khẳng định, sử liệu của Trung Quốc thế kỷ 17 đã minh chứng chủ quyền Việt Nam ở Hoàng Sa. Đó cũng là cứ liệu lịch sử xác thực ngay từ rất sớm, ít nhất là cuối thế kỷ 17 Việt Nam đã có các hoạt động khai thác kinh tế, kiểm soát và thực thi chủ quyền đối với khu vực quần đảo Hoàng Sa.

 

 Bên cạnh đó, các cơ quan truyền thông lớn của Trung Quốc như Sina , Ifeng,   Stockstar đưa tin Việt Nam tìm thấy bản đồ thời nhà Thanh của Trung Quốc,   chứng minh quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là của Việt Nam.   Nhiều báo khác của Trung Quốc sau đó đăng tải lại thông tin này.
Bên cạnh đó, các cơ quan truyền thông lớn của Trung Quốc như Sina, Ifeng, Stockstar đưa tin Việt Nam tìm thấy bản đồ thời nhà Thanh của Trung Quốc, chứng minh quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là của Việt Nam. Nhiều báo khác của Trung Quốc sau đó đăng tải lại thông tin này.

 

Đây là sự kiện đáng chú ý trong bối cảnh tình hình tranh chấp trên biển của   Trung Quốc với các nước láng giềng ngày một nóng. Nước này có có những   tuyên bố chủ quyền chồng lấn với Philippines, Việt Nam, Malaysia, Brunei trên   Biển Đông và với Nhật Bản trên biển Hoa Đông. Trong khi một bộ phận người   dân Trung Quốc luôn tin rằng các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của họ,   truyền thông nước này cũng đăng tải các ý kiến nhiều chiều, như thông tin về   bản đồ 1904 này của nhà Thanh, hoặc quan điểm không công nhận
Đây là sự kiện đáng chú ý trong bối cảnh tình hình tranh chấp trên biển của Trung Quốc với các nước láng giềng ngày một nóng. Nước này có có những tuyên bố chủ quyền chồng lấn với Philippines, Việt Nam, Malaysia, Brunei trên Biển Đông và với Nhật Bản trên biển Hoa Đông. Trong khi một bộ phận người dân Trung Quốc luôn tin rằng các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của họ, truyền thông nước này cũng đăng tải các ý kiến nhiều chiều, như thông tin về bản đồ 1904 này của nhà Thanh, hoặc quan điểm không công nhận "đường lưỡi bò" như của học giả Lý Lệnh Hoa. (Tổng hợp VnE,TTO,TNO)

 

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
Tin nên đọc