Tổ Tiên có câu: 'Đàn ông chân lợn, đàn bà u ám', có nghĩa là gì?

16:00, Thứ tư 12/07/2023

( PHUNUTODAY ) - Đây là một câu nói cổ truyền lại từ xa xưa, thực tế, câu gốc chính là: "Đàn ông chân lợn to, đàn bà cả đời u ám". Hãy tìm hiểu ý nghĩa là gì nhé!

Chúng ta hãy tìm hiểu, "đàn ông chân lợn to" ở đây chỉ thứ gì? Thực chất là chỉ người đàn ông cục cằn, thô lỗ.

Nếu không may lấy phải người đàn ông cục cằn, thô lỗ, có nghĩa là số phận người phụ nữ đã được định đoạt sẽ phải chịu nhiều tủi hờn, ấm ức.

9

Một số phụ nữ chia sẻ rằng họ không thể chịu nổi những câu nói đầy “phũ phàng” của chồng như việc chê bai vợ xấu, mắng chửi vợ trước mặt người thân, thậm chí mạt vợ là “não cá vàng”... Những câu nói chê bai, miệt thị ấy đã đi theo suốt dọc hôn nhân của nhiều người phụ nữ. Người thì chấp nhận vì cho rằng trong cơn bực tức thì nói cho sướng mồm, chứ thật ra là không nghĩ như vậy.

Tuy nhiên, cũng có những người phụ nữ đã không thể chịu đựng được dẫn đến “tức nước vỡ bờ” bỏ đi tất cả. Việc nói cho sướng miệng mà không cần biết tới cảm giác của người đối diện không chỉ xảy ra với đàn ông mà ngay cả một số người phụ nữ khi nóng giận cũng chửi bới, xưng hô “mày, tao” với chồng mình...

Tất cả những điều này đã làm cho văn hóa ứng xử của nhiều gia đình rơi xuống bờ vực thẳm, khi bản thân mỗi người đã không tự đúc rút ra cho mình những bài học trong ứng xử, biết “kiệm lời” để thể hiện sự tôn trọng mình, tôn trọng vợ hoặc chồng mình.

12

Tóm lại, trong đời sống hôn nhân vợ chồng, điều quan trọng nhất thực ra không phải giàu hay nghèo, yêu nhiều hay yêu ít mà chính là sự tôn trọng dành cho nhau. Bởi vậy ngay từ xưa, các cụ đã có câu: "Vợ chồng tương kính như tân".

Trong tất cả các mối quan hệ thì có lẽ, mối quan hệ vợ chồng là thân thiết nhất, gần gũi nhất. Việc thân thiết với nhau tới mức sâu xa như vợ chồng, một mặt cũng dẫn tới khuynh hướng coi thường lẫn nhau. Khi nhìn thấy khuyết điểm của nhau, người ta cảm thấy sự hứng khởi về nét đẹp, sự duyên dáng, hay tài năng không còn hấp dẫn mạnh mẽ như khi còn sống riêng. Cái mặt trái đó chính là bi kịch ngàn đời nay, là lý do vì sao mà trong tình yêu hôn nhân ít ai có thể đạt được hạnh phúc một cách trọn vẹn.

Khuynh hướng vợ chồng sống với nhau lâu ngày dẫn đến coi thường nhau, xem thường nhau là khuynh hướng đi xuống, là khuynh hướng tiêu cực nhưng lại khá phổ biến. Còn khuynh hướng càng sống với nhau càng “kính” nhau là khuynh hướng thăng tiến, là phát triển, là đi lên, là tích cực... lại chiếm số ít, ít cặp đôi nào làm được. Đó là lý do vì sao mà ông bà xưa dặn con cháu rằng, vợ chồng sống với nhau cần phải đối đãi ứng xử với nhau “tương kính như tân” là vì vậy. Hay lời thánh nhân Trần Hưng Đạo cũng đề cập đến tầm quan trọng của cách ứng xử này. Ông viết: Làm con, gắng sao trọn chữ Hiếu; Làm tôi, gắng sao trọn chữ Trung; Anh em, gắng sao trọn chữ Hòa; Vợ chồng, gắng sao trọn chữ Kính; Bè bạn, gắng sao trọn chữ Tín”.

8

Cách để vợ chồng “tương kính như tân”

Chị Tâm Phan, một Việt kiều đang sống ở nước ngoài kể rằng, bố mẹ chồng chị sống rất hạnh phúc chính là nhờ thực hiện được câu “tương kính như tân” này. Ông bà yêu nhau từ năm bà mới 18 tuổi, đến nay bà đã 72. Trong suốt 54 năm hôn nhân đã và đang trải qua, từ khi chưa có con đến khi có đủ đầy con cháu, thứ Bảy tuần nào ông cũng hẹn hò đưa bà đi ăn tối, một bữa tối lãng mạn mà bà luôn mong đợi. Bà mặc bộ váy áo duyên dáng nhất, trang điểm đẹp như đi gặp tình nhân. Ông cũng ăn mặc lịch lãm, đặt bàn cho hai người tại một nhà hàng ưa thích và luôn mang theo một chai rượu vang. Ông dạy hai cậu con trai rằng: “Cả tuần mẹ vất vả nấu cơm cho cả nhà, thứ Bảy là ngày cha con ta bày tỏ lòng cảm ơn mẹ, để mẹ được thưởng thức những món ăn do người khác nấu và phục vụ”. Khi các con trưởng thành và ra ở riêng, hai ông bà vẫn hẹn hò nhau vào tối thứ Bảy như không có gì thay đổi. Hàng ngày, bà đi chợ, nấu cơm, giặt ủi quần áo cho ông đi làm. Sau bữa ăn ông luôn nói: Cảm ơn tình yêu. Bữa ăn ngon lắm! Cũng trong 54 năm ấy bà chưa bao giờ chán nghe lời cảm ơn đó của ông. Và cũng trong suốt 54 năm đó, ông bà chưa một lần cãi nhau “lời qua tiếng lại”, họ luôn sống hạnh phúc như vậy, luôn hẹn hò vào tối thứ Bảy, lúc đi cùng các con, lúc chỉ có hai ông bà với nhau.

Theo các chuyên gia, để có thể “tương kính như tân” thì các cặp vợ chồng có thể lấy kinh nghiệm tiếp khách của mình ra để đối đãi với nhau. Khi tiếp đón một vị khách quý, ta chuẩn bị nhà cửa, phòng ốc, đồ dùng chu đáo. Ta phô bày một khuôn mặt tươi cười. Ta nói năng dịu dàng, tế nhị. Ta ân cần chăm sóc. Ta ngợi khen chúc tụng. Hoặc ta an ủi vỗ về. Nói chung, ta muốn làm cho người khách quý hài lòng, thoải mái trong những ngày trú ngụ tại nhà của ta. Ta làm những việc như vậy vì ta mộ mến người khách. Mặt khác ta cũng muốn người khách giữ lại trong lòng những hình ảnh tuyệt vời về ta.

Nếu trong đời sống hôn nhân, hai vợ chồng có thái độ hành vi kính trọng lẫn nhau như khách quý, thì chắc chắn họ sẽ tế nhị với nhau trong lời nói, việc làm và lối sống... Họ sẽ lắng nghe nhau để biết nhau mong muốn điều gì, rồi từ đó chăm sóc chu đáo. Họ sẽ không chỉ dừng lại ở vấn đề vật chất như cơm áo gạo tiền, nhưng họ sẽ tiến về sự kết hợp tinh thần. Vì kính trọng khách nên ta cũng tự trọng. Ta quan tâm đến sự xuất hiện bên ngoài của chính bản thân mình. Vì sự xuất hiện bề ngoài là biểu lộ cái tâm bên trong, nên ta cần có thái độ kính trọng chính mình cách sâu xa. Khi hai người phối ngẫu tương kính như tân họ sẽ gắn bó sâu xa với nhau. Họ sẽ thực sự đi vào cuộc đời của nhau để hoà hợp, để trở nên tri kỷ của nhau.

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link
Tác giả: Thạch Thảo