Tổ tiên dặn 7 chữ vàng để cuộc đời bớt khổ đau, đó là chữ gì?

15:15, Thứ ba 21/05/2024

( PHUNUTODAY ) - Người xưa cho rằng đây là những đức tính để giúp con người thành công, viên mãn trong cuộc sống.

Để tránh khỏi những đau khổ trên đường đời thiên biến vạn hóa, dưới đây là 7 điều nên nhớ, lời người xưa dặn đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Hãy “khắc cốt ghi tâm” những từ này:

Nhẫn

Nhẫn không phải là việc chịu đựng một cách tủi nhục, cũng không phải là hành vi của kẻ yếu đuối hoặc sợ hãi. Trong ngữ cảnh này, “nhẫn” đề cập đến khả năng của người có tinh thần đại trí.

Từ xưa đến nay, “nhẫn” luôn được coi là triết lý của cuộc sống, là bài học cần rèn luyện suốt đời. Sự vĩ đại và sâu sắc của các bậc thánh nhân xưa nay phần lớn dựa vào phẩm chất này.

Có câu tục ngữ: “Việc nhỏ không nhẫn, việc lớn khó thành.” Điều này ám chỉ rằng người không biết kiên nhẫn thì khó có thể đạt được thành tựu lớn lao.

Nhẫn không phải là việc chịu đựng một cách tủi nhục, cũng không phải là hành vi của kẻ yếu đuối hoặc sợ hãi.

Nhẫn không phải là việc chịu đựng một cách tủi nhục, cũng không phải là hành vi của kẻ yếu đuối hoặc sợ hãi.

Ẩn

Người có thực tài thường không khoe bản lĩnh, luôn biết ẩn tàng đúng thời điểm. Họ che giấu năng lực của bản thân và chỉ thực sự bộc lộ khi cần thiết.

Có câu tục ngữ khác nói: “Cao nhân không lộ tướng, hiền đức chẳng khoe mình.” Điều này ám chỉ rằng người có phẩm chất cao quý không tự khoe khoang.

Phòng

Để đề phòng những mối hiểm họa trong cuộc sống, chúng ta cần biết tính đến phương án dự phòng. Tuy nhiên, không nên trở nên đa nghi hoặc đánh giá mọi người xung quanh dựa trên ánh mắt nghi hoặc.

Trong thực tế, khi hành động, chúng ta cần để lại cho mình một đường lùi an toàn, như câu tục ngữ: “Thua keo này ta bày keo khác.” 

Ổn

Phàm làm người, trong đối nhân xử thế, chúng ta cần phải bước đi một cách ổn định, vững chắc, không hành động xốc nổi thiếu thực tế.

Người ta thường nói rằng để làm người, chúng ta cần có chí tiến thủ, nhưng ổn định vững vàng lại là nền tảng để tiến xa hơn.

Muốn tiến xa hơn, muốn bước lên nấc thang cao hơn, nền móng của chúng ta càng phải vững chãi.

Phàm làm người, trong đối nhân xử thế, chúng ta cần phải bước đi một cách ổn định, vững chắc, không hành động xốc nổi thiếu thực tế.

Phàm làm người, trong đối nhân xử thế, chúng ta cần phải bước đi một cách ổn định, vững chắc, không hành động xốc nổi thiếu thực tế.

Biến

Về khía cạnh biến đổi, có câu tục ngữ: “Cùng tất biến, biến tất thông, thông tất cửu” (Đường cùng ắt có biến, biến hóa rồi sẽ thông, thông rồi sẽ vững bền).

Thế giới luôn trải qua sự biến đổi và vạn vật không ngừng thay đổi. Sự tuần hoàn của cuộc sống không bao giờ dừng lại.

Cuộc sống mà không có sự biến động và thay đổi thì chỉ là “sống mòn”. Vậy nên, chúng ta cần sống cốt bởi tùy duyên, tránh cầu nghịch lý để không gặp phải bão táp chông gai.

Kiềm

Về khía cạnh kiềm chế, chúng ta cần kiềm chế những ham muốn và dục vọng, tránh cho bản thân rơi vào hố sâu sa ngã.

Trong cuộc sống, có những ham muốn và cám dỗ tựa như liều thuốc độc khiến người ta chìm đắm và lạc lối trong vô thức.

Thế nên, ai cưỡng lại được cám dỗ, người đó có thể làm chủ cuộc đời mình.

Thoái

Về khía cạnh thoái, phàm làm người, chúng ta cần chừa lại cho mình một con đường thoái rút. Có câu tục ngữ nói: “Giúp người con đường sống cũng là giúp mình con đường lui”.

Làm người không thể tuyệt tình, làm việc cũng không nên tuyệt hậu, và càng không thể ép người quá đáng. Lập thân dựng thế và giúp người cũng chính là cách bảo vệ mình tốt nhấ

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả: Quỳnh Trang