Cây dâu tằm
Cây dâu tằm được cho là “tiên dược” trời ban vì hiếm loại cây nào mà mọi bộ phận đều có thể dùng làm bài thuốc chữa bệnh, từ vỏ, rễ đến cành non hay tầm gửi và tổ bộ ngựa mọc trên cây dâu,... Quả còn có thể ăn được.
Tuy nhiên người ta kỵ trồng cây này trong nhà, vì nó mang ý nghĩa không tốt lành. Cụ thể trong tiếng Hán, tên cây dâu tằm đọc là “tang” khiến nhiều người liên tưởng đến sự tang tóc và chết chết.
Chính vì vậy, loại cây này được cho là mang âm khí nặng, mang tới những điều không may cho gia đình. Do đó không nên trồng dâu tằm trước nhà để tránh thu hút tà khí vào nhà, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, hạnh phúc và việc làm ăn của gia chủ. Thế nhưng, nếu trồng sau nhà sẽ không phạm phong thủy.
Cây hoa đại
Cây hoa đại thường được trồng rất nhiều ở nơi tâm linh như đình chùa, nhà thờ họ, khu nghĩa trang, lăng mộ. Hoa đại có 5 cánh, mang màu trắng tinh khôi và mùi thơm nồng, có thể được dùng làm thuốc đông y chữa ho, mất ngủ.
Tuy nhiên, không nên trồng hoa đại trong nhà hay sân vườn vì đây là một trong những loại cây được xếp vào danh sách ngũ quỷ. Nếu cố chấp trồng thì có thể thu hút ma quỷ và những điều không may mắn vào nhà, khiến gia đạo không yên.
Cây bách
Cây bách thuộc họ tùng, thường được trồng ở các khu mộ, nghĩa trang nên không thích hợp trồng trong nhà. Theo quan niệm dân gian, cây bách còn dẫn dụ ma quỷ đến nhà, gây xáo trộn gia đạo khiến con người tinh thần bất ổn, từ đó sự nghiệp và tài vận đều sa sút.
Hơn nữa, loại cây này thường tỏa ra hương thơm gây kích ứng đối với dạ dày, có thể khiến phụ nữ mang thai cảm thấy khó chịu, buồn nôn. Vào ban đêm, cây bách hấp thụ khí O2 và thải ra khí CO2 nên không thích để trồng trong nhà.
Cây đa
Cây đa thuộc cây dạng cây bóng, có thể che ánh nắng mặt trời và đưa gió mát vào nhà nhưng không thích hợp để trồng trong nhà hay sân vườn. Sở dĩ như vậy là do loại cây này dễ thu hút côn trùng nên có thể gây phiền toái cho con người.
Trong phong thủy, cây đa thuộc cây ngũ quỷ, là không gian lý tưởng để các linh hồn trú ngụ với khí âm dày đặc. Trồng cây đa trong sân nhà thì gia đình dễ bị rút hết vận khí tốt, thay vào đó là vận xui, đen đủi nên dễ gặp họa. Thậm chí cuộc sống gia đình không thể yên ổn, tài vận đi xuống, đường công danh sự nghiệp thất bát.
Cây liễu
Trong tiếng Hán, tên cây liễu có phát âm gần với từ “lưu”, có nghĩa là đổ, chảy đi, vì vậy nó mang nghĩa tán gia, bại sản. Hơn nữa, từ xưa loại cây này còn được lấy ra để so sánh với những người con gái có số phận trôi nổi nên mang ý nghĩa không may mắn.
Trong phong thủy, cây liễu thuộc về phần âm nên sẽ thu hút âm khí, ma quỷ vào nhà. Bên cạnh đó, loại cây này có hoa nhưng không sinh hạt, mang ý nghĩa không may mắn về đường con cái nên rất kỵ trồng trong nhà.