Trẻ mấy tuổi thì thay răng sữa?

( PHUNUTODAY ) - Các bậc phụ huynh thường rất thắc mắc khi không biết, đến mấy tuổi thì trẻ sẽ thay răng sữa? Để giải đáp được những thắc mắc này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những thông tin ngay dưới đây.

Đến tháng thứ mấy trẻ sẽ thay răng sữa?

Đa số các bé sẽ bắt đầu thay răng khi được:

+ Trẻ từ 5 hay 6 tuổi, tuy nhiên quá trình thay răng.

+ Cũng có thể xuất hiện sớm hơn - khoảng 4 tuổi - hay trễ hơn, khi bé được 8 tuổi.

Các bé gái thường có xu hướng thay răng sớm hơn các bé trai. Chiếc răng sữa cuối cùng thường sẽ rụng khi bé được 12 hay 13 tuổi

Tuy nhiên, thông thường thứ tự thay răng sẽ tương tự như lúc bé mọc răng sữa: Chiếc răng sữa nào mọc trước thì sẽ rụng trước.

Thế nên nếu bé của mẹ đang trong giai đoạn mọc răng, mẹ hãy ghi lại thứ tự mọc, đến khi bé thay răng, mẹ có thể đoán thứ tự rụng của những chiếc răng sữa này, xác suất đúng tương đối cao đấy mẹ ạ.

Những điều cần lưu ý khi thay răng ở trẻ nhỏ

Hãy luôn nhắc bé đánh răng mỗi ngày

Bạn nên đặt chế độ “giám sát” con đánh răng mỗi ngày vào buổi sáng và buổi tối để ngăn ngừa bệnh sâu răng. Nếu bé có tính tự lập và kỷ luật khá cao thì bạn có thể tập cho bé thói quen tự giác đánh răng vào giờ đã định.

23.khi-nao-tre-thay-rang-sua-1-phunutoday.vn

 

Bạn nên lựa chọn loại kem đánh răng và bàn chải đánh răng phù hợp với độ tuổi của bé. Mỗi lần đánh răng của bé chỉ nên kéo dài 2 – 3 phút.

Ngoài việc đánh răng, sau mỗi bữa ăn nên cho bé súc miệng bằng nước đun sôi để nguội hoặc nước muối loãng để duy trì sức khỏe răng miệng.

Hãy nhắc các con không nên chỉ ăn thức ăn mềm

Một vài bậc cha mẹ nghĩ rằng trong giai đoạn thay răng sữa, thức ăn được băm nhỏ, nấu chín mềm, nhừ là tốt cho con nhưng thực tế không phải vậy.

Không những thế, chỉ ăn thức ăn mềm cũng ảnh hưởng đến sự phát triển hàm dưới của bé.  Vì vậy, khi bé bắt đầu bước vào độ tuổi thay răng, các bác sỹ khuyên bạn nên cho bé ăn các loại thực phẩm có nhiều chất xơ và có độ cứng nhất định như: thịt bò, cà rốt, ngô, cần tây…

Làm như vậy sẽ kích thích quá trình thay răng, giúp răng vĩnh viễn mọc lên dễ dàng hơn, đồng thời cũng thúc đẩy quá trình phát triển của nướu răng, xương hàm và xương mặt.

Hãy ngăn ngừa một số thói quen xấu của bé

Trẻ nhỏ thường có một số thói quen không có lợi cho việc thay răng như: đá lưỡi, chạm tay vào phần lợi khi

Rrăng sữa đã rụng hoặc khi răng vĩnh viễn mới nhú lên; cắn đầu ngón tay hoặc bút chì… Bạn cần nhắc nhở để bé hạn chế và bỏ dần các thói quen xấu này để tránh làm biến dạng răng và ảnh hưởng đến quá trình thay răng .

Chú ý “bảo vệ” chiếc răng hàm đầu tiên

Khi bé được khoảng 6 tuổi, bạn cần đặc biệt chú ý bảo vệ chiếc răng hàm đầu tiên của răng vĩnh viễn. Bởi việc thay răng đã khiến lượng canxi trong cơ thể bị thiếu hụt, hơn nữa khả năng kháng axit chưa cao nên chiếc răng này tương đối yếu ớt và dễ bị sâu răng.

Trong vòng một năm sau khi thay răng, nếu phát hiện chiếc răng này bị sâu hoặc có khe hở, bé cần được đưa đến bác sỹ nha khoa để điều trị kịp thời. 

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn