Từ tháng thứ 6 trở đi, trẻ sẽ bắt đầu một hành trình mọc răng mới. Những chiếc răng sữa sẽ bắt đầu nhú lên hỗ trợ việc ăn dặm cho trẻ được tốt hơn phần lợi.
1. Cách nhổ răng sữa cần dựa vào quy luật thay răng cụ thể?
20 răng sữa là những chiếc răng mọc trong thời kỳ trẻ bú mẹ (dưới 30 tháng tuổi). Những chiếc răng này rồi sẽ lần lượt được thay thế bằng răng vĩnh viễn. Nó chính là “bộ nhá” đầu tiên cho trẻ trong thời kỳ ăn dặm. Răng sữa còn giúp cho xương hàm phát triển bình thường trong thời gian đầu nhờ động tác ăn nhai nhẹ nhàng. Răng sữa còn giúp trẻ phát âm bình thường không bị ngọng. Răng sữa đến lúc bị thay thế sẽ tự động rụng đi theo một quy luật rất đặc biệt. Khi chân tiêu hết thân răng bên trên sẽ rụng đi và chiếc răng vĩnh viễn trồi lên kịp thời. Đó là sự thay thế răng sữa đúng lúc.
2. Nhổ răng sữa cho trẻ đúng thời điểm
Nếu trường hợp răng sữa lung lay tự rụng thì bạn không cần phải tác động gì thêm. Nhưng nếu răng lung lay lâu không rụng hoặc răng vĩnh viễn bị mọc lệch đến mức độ nhất định buộc phải can thiệp nhổ răng sữa cho trẻ thì nên đến nha sỹ. Trẻ sẽ được chụp phim để nhận biết tình trạng răng, khi đó mới xác định được lúc nào nên nhổ răng để đảm bảo cho răng vĩnh viễn mọc đầy đủ và tốt nhất.
Các mẹ hãy nhổ răng sữa cho trẻ khi:
Khi mẹ hay bé phát hiện răng vĩnh viễn đã bắt đầu trồi lên mà chiếc răng sữa bên trên vẫn còn chưa rụng đi, đây là lúc mẹ bắt đầu thực hiện việc nhổ răng cho trẻ. Trẻ còn nhỏ, chưa ý thức được việc bảo vệ răng miệng, nên răng sữa của trẻ có thể bị sâu, viêm nhiễm, đã điều trị nhiều mà không có chuyển biến tích cực thì ta có thể nên nhổ bỏ. Các tình trạng viêm nhiễm điển hình của răng sữa như cement, chóp răng, tủy,.. nếu không nhổ bỏ sẽ ảnh hưởng đến cả răng vĩnh viễn phía dưới.
3. Cách nhổ răng sữa an toàn nhất
Khi bé phải nhổ răng sữa, các mẹ cần tư vấn, động viên tinh thần cho trẻ, giúp trẻ hiểu được quy luật thay răng của con người. Các mẹ truyền đạt một cách nhẹ nhàng và dễ hiểu nhất, hãy làm cho trẻ nghĩ rằng việc thay răng là tất yếu và đơn giản.
Các mẹ có thể dùng tay sát khuẩn sạch để nhổ răng ra cho trẻ, đặt 1 ít muối cầm máu vào chỗ răng vừa nhổ. Cho trẻ xúc miệng bằng nước muối sinh lý trước khi nhổ, sau khi nhổ và hàng ngày.
Sau khi nhổ răng, cho trẻ ăn những thức ăn mềm, hạn chế đồ ăn cay nong hoặc lạnh, bổ sung dinh dưỡng cho trẻ.