Trẻ Việt phải gánh phí quảng cáo, hoa hồng cho sữa ngoại

14:43, Thứ năm 14/06/2012

( PHUNUTODAY ) - TS. Ngô Trí Long đánh giá, chi phí dành cho quảng cáo, tiếp thị chiếm khoảng 20% giá thành sữa ngoại trên thị trường, đó là sự bất hợp lý, làm đội giá thành sản phẩm và người tiêu dùng phải gánh chịu.

“Từ trước đến nay, chi phí dành cho quảng cáo, tiếp thị chiếm khoảng 20% giá thành sữa ngoại trên thị trường, đó là sự bất hợp lý, làm đội giá thành sản phẩm và người tiêu dùng phải gánh chịu”,  PGS. TS Ngô Trí Long đánh giá về các chi phí bất hợp lý cấu thành giá sữa hiện nay trên thị trường Việt Nam.
[links()]
Sữa Việt Nam đắt nhất thế giới

Theo một điều tra của Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương) công bố năm 2009, Cục này đã thu thập giá của hơn 100 loại sữa khác nhau, của 10 hãng sữa nước ngoài như Abbott, Mead Johnson, Nestle, Dumex, Friso, XO... tại các siêu thị và của hàng bán lẻ trên toàn quốc.

Sau đó so sánh với giá sữa nhập ngoại của các nước như Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Singapore, Hàn Quốc, Hà Lan, Anh, Mỹ...

Kết quả nghiên cứu cho thấy, giá sữa bột nguyên hộp nhập khẩu ở Việt Nam cao hơn từ 20%-60% so với các nước đang phát triển như Thái Lan, Malaysia, Indonesia… thậm chí cao hơn một số nước từ 100%-150%.

Giá sữa ngoại tại Việt Nam thuộc hàng đặt nhất thế giới vì phải
Giá sữa ngoại tại Việt Nam thuộc hàng đặt nhất thế giới vì phải "gánh" nhiều chi phí bất hợp lý. Ảnh DT.

Chẳng hạn, giá bán lẻ sữa trong nước khoảng 25.000 đồng/lít (giá chung của các loại sữa bột, sữa tươi... đã được quy ra lít thành phẩm), trong khi ở các nước khác như Ấn Độ, Thái Lan, Malaysia và các nước Âu, Mỹ chỉ có 10.000 - 16.000 đồng/lít.

PGS.TS Ngô Trí Long, nguyên Viện phó Viện Nghiên cứu Thị trường - Giá cả (Bộ Tài chính) cho hay giá sữa hình thành dựa trên hơn 10 yếu tố, như giá sữa nguyên liệu, thuế suất nhập khẩu, cước vận chuyển, chi phí quản lý, chi phí quản cáo, tiếp thị, lợi nhuận nhà sản xuất và các cửa hàng, đại lý…

Tuy nhiên, hiện nay giá sữa ngoại tại nước ta đang tồn tại không ít bất cập, TS. Long dẫn chứng, thứ nhất, từ trước đến nay, chi phí dành cho quảng cáo, tiếp thị chiếm khoảng 20% giá thành sữa, có khi lên tới 30%, nó làm đội giá thành sản phẩm lên.

Thứ hai, tỷ lệ hoa hồng các hãng sữa chi cho các đại lý lớn; thứ ba, trên thị trường sữa bột ngoại chiếm gần 80%, mỗi hãng đều do một đơn vị độc quyền nhập khẩu và phân phối, trong khi nhà nước không kiểm soát đầu vào, các đơn vị tự khai giá thành nhập cao để đẩy giá bán cao…

“Chi phí quảng cáo, tiếp thị và tỷ suất lợi nhuận của các đơn vị kinh doanh sữa rất lớn, nhà nước lại không xử lý được. Những cái đó đã đội cho chi phí lên với nhiều chi phí bất hợp lý làm giá sữa ngoại tại Việt Nam cao ngất ngưởng, cuối cùng người tiêu dùng phải gánh hết”, TS. Long đánh giá.

TS. Long đồng thời cho rằng: “So với mặt bằng chung trên thế giới, thuế nhập khẩu sữa tại Việt Nam và nhu cầu sử dụng còn khá thấp, song giá lại thuộc hàng rất cao, trong khi thu nhập của người lao động nói chung đều thấp”.

Người tiêu dùng tự đẩy giá sữa lên

Giá sữa ngoại cao không chỉ vì phải gánh nhiều chi phí bất hợp lý, tâm lý “sính ngoại” cũng tác động làm giá sữa tăng cao hơn.

TS. Long phân tích, với mặt hàng sữa, chất lượng an toàn thực phẩm là quan tâm số một của khách hàng, vì người dùng  chủ yếu là trẻ con, người già, người ốm đau, ai cũng mong được sử dụng sữa an toàn. Có tâm lý tin sữa ngoại tốt hơn sữa nội, thậm chí nghĩ rằng sữa càng đắt càng tốt...

PGS.TS Ngô Trí Long, nguyên Viện phó Viện Nghiên cứu Thị trường - Giá cả (Bộ Tài chính).
PGS.TS Ngô Trí Long, nguyên Viện phó Viện Nghiên cứu Thị trường - Giá cả (Bộ Tài chính).

Người dân sẵn sàng bỏ chi phí cao hơn để được hưởng sản phẩm tốt hơn, đấy là yếu tố tâm lý đánh vào người tiêu dùng. Nắm bắt được tâm lý này, nhiều hãng sữa ngoại cùng nhau đẩy giá lên cao.

Để đưa giá sữa về giá trị thật của nó, theo TS. Long cần đưa mặt hàng này vào diện bình ổn giá của Chính phủ.

Đồng thời thường xuyên kiểm tra với tất cả các đơn sản xuất và nhập sữa để xem các chi phí hình thành giá như thế nào, lợi nhuận là bao nhiêu… từ đó loại bỏ các chi phí bất hợp lý nhà sản xuất đổ lên đầu người tiêu dùng.

Hiện nay chi phí quảng cáo tiếp thị chiếm một tỷ lệ quá lớn cấu thành giá sữa, cần phải can thiệp để hạ xuống, TS. Long dẫn chứng, các doanh nghiệp cũng chỉ chi cao nhất từ 10-12% lợi nhuận cho việc quảng bá thương hiệu, sữa là một mặt hàng càng không được chi quảng cáo tới mức độ như vậy, phải thấp hơn 10% giá thành.

Ngoài ra, hiện nay sữa nội đang lợi dụng đẩy giá theo sữa ngoại, khi sữa ngoại tăng lên 5 sữa nội cũng lên 3-4, khi đó nó tác động ngược lại làm giá sữa ngoại tiếp tục tăng, với vòng luẩn quẩn như vậy nên có một số hãng sữa nội lãi rất lớn.

Vì vậy, theo TS. Long cần kiểm soát để sữa nội không lợi dụng tăng theo giá sữa ngoại, hàng nội phải là công cụ bình giá cho hàng ngoại; nâng cao chất lượng, hạ giá thành; tăng cương giải thích để người dân tin dùng sữa nội…

Lê Việt

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
Tin nên đọc