Bắp cải có tên khoa học là Brassica oleracea L. varcapitata DC thuộc họ cải. Mùa đông, bắp cải cuốn chặt và thu hoạch với năng suất cao nhất. Bắp cải được chế biến thành nhiều món ăn như: luộc, xào, nấu súp, làm dưa góp hoặc cầu kỳ hơn làm món bắp cải cuốn thịt rồi hấp.
Bắp cải là loại rau có giá trị dinh dưỡng cao. Lượng Vitamin mà bắp cải cung cấp cao gấp nhiều lần các loại rau củ khác, cụ thể: Gấp 4,6 lần cà rốt, gấp 3,6 lần khoai tây… Vitamin A và P trong bắp cải kết hợp với nhau còn có tác dụng làm cho thành mạch máu bền vững hơn, ngoài ra trong bắp cải còn có nhiều chất có khả năng ngăn ngừa ung thư.
Trong bắp cải có hàm lượng Vitamin C cao, kết hợp với Vitamin A và E nên có tác dụng chống oxy hóa mạnh, thúc đẩy quá trình hồi phục và tái tạo tế bào. Lượng chất xơ nhiều, ít tinh bột và không có chất béo, bắp cải là loại thực phẩm hỗ trợ tốt cho việc giảm cân, giúp làm giảm Cholesterol xấu trong máu, tốt cho hệ tim mạch.
Theo Đông y, bắp cải có vị ngọt, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, có thể giúp tiêu đàm giảm ho, làm mát dạ dày, giải độc, lợi tiểu. Ăn bắp cải cũng giúp chống suy nhược thần kinh, là loại thực phẩm lành mạnh giúp phòng chống nhiều loại bệnh.
Bắp cải là loại rau quen thuộc thường được dùng để chế biến thành các món ăn trong bữa cơm của gia đình Việt. Nhưng có thể bạn chưa biết, không phải ai ăn bắp cải cũng tốt đâu.
Người bị bệnh thận
Bắp cải là một loại thực phẩm chứa nhiều Axit oxalic. Loại axit này có thể tạo kết tủa với các khoáng chất, lâu ngày lắng đọng và gây ra sỏi thận.
Nguy cơ bị sỏi thận do Axit oxalic có trong các loại thực phẩm tự nhiên là không đáng kể đối với người bình thường, nhưng đối với những người bị suy thận, sỏi thận thì nếu ăn nhiều có thể làm bệnh trầm trọng hơn. Vậy nên những người mắc các chứng bệnh về thận không nên ăn nhiều bắp cải.
Người bị bệnh dạ dày
Việc ăn bắp cải sống dễ sinh đầy bụng, đặc biệt với những người bị bệnh đau dạ dày. Vậy nên với những người đau dạ dày thì nên nấu chín bắp cải trước khi ăn.
Người có tạng hàn, hay bị lạnh bụng
Vì bắp cải có tính hàn nên nếu bạn là người có tạng hàn thì khi ăn nên nấu bắp cải với một ít gừng để cân bằng, nếu không ăn sẽ dễ bị lạnh bụng dẫn tới rối loạn tiêu hóa.Người bị bệnh bứu cổ
Trong cải bắp có chứa một lượng nhỏ Goitrin, đây là một chất chống oxy hóa nhưng lại có tác dụng phụ gây ra bứu cổ. Đối với người bình thường thì hầu như không bị ảnh hưởng nhưng với những người bị bệnh bứu cổ hay có vấn đề về tuyến giáp thì khác. Chất này có thể làm bứu cổ phù to ra.
Nếu người có vấn đề về tuyến giáp muốn ăn bắp cải thì giải pháp là chỉ nên ăn một lượng nhỏ, trước khi ăn cần ngâm rửa và thái nhỏ, để khoảng 10 - 15 phút trước khi chế biến để Goitrin phân hủy.
Lưu ý khi chế biến rau cải bắp
- Bắp cải lưu giữ dioxin tận tế bào gây độc cho người ăn vì thế phải chọn loại bắp cải sạch nghĩa là phải được trồng và phát triển trong môi trường đất sạch, nước sạch, không khí sạch không dùng hóa chất thuốc trừ sâu, không gần nơi sản sinh dioxin như bãi rác đang cháy, lò nung xi măng, lò luyện gang thép, lò đốt rác... Khi luộc bắp cải nên cho vài lát gừng tươi để khử hàn.
- Cải bắp đem lại nhiều lợi ích hơn nếu chúng ta ăn sống. Ăn sống sẽ giữ lại các chất dinh dưỡng trong rau. Hoặc chúng ta nên nấu chín tới rau thay vì nấu chín nhừ để đảm bảo không bị mất các chất dinh dưỡng trong rau cải bắp.
- Tuyệt đối không nấu cải bắp trong lò vi sóng. Chỉ cần để cải bắp trong lò vi sóng 2 phút cũng sẽ làm mất đi hết những enzyme cần thiết cho sự chuyển hóa glucosinolate thành các hợp chất có khả năng ngăn chặn ung thư.
- Khi luộc hoặc sào cải bắp, bạn không nên để lửa quá lâu, điều này sẽ làm phân hủy hết các chất dinh dưỡng trong rau.
- Ngoài ra bạn có thể uống nước ép rau cải bắp hoặc ăn cải bắp muối. Ăn cải bắp muối rất tốt cho cơ thể, nó cung cấp cho cơ thể nhiều lợi khuẩn.- Bắp cải có nhiều ưu điểm nhưng cũng có những hạn chế nên chúng ta chỉ ăn ở mức vừa phải không ăn quá nhiều. Thay đổi nhiều loại rau củ trong bữa ăn hàng ngày cũng làm cho bữa ăn hấp dẫn và ngon miệng hơn.