Trong mâm cỗ cúng giao thừa, gà cúng nên quay hướng nào để thu hút tài lộc, chào năm mới giàu có bình an?

( PHUNUTODAY ) - Trong lễ mẫm cỗ giao thừa năm Âm lịch thì gà thường là cúng phẩm không thể thiếu. Thế nhưng gà đặt ở mâm cỗ cúng nên đặt thế nào thì nhiều người chưa biết.

Đêm 30 Tết là thời khắc quan trọng để đón chào năm mới. Với người Việt, một năm mới bắt đầu từ thời khắc giao thừa năm Âm lịch, và điểm khởi đầu đó còn quan trọng hơn năm bắt đầu năm tài chính (năm Dương lịch). Mọi người xem vận hạn theo năm Âm lịch. Thời khắc giao thừa là thời khắc vô cùng quan trọng trong tâm linh thờ cúng của người Việt. 

Đó là thời khắc chuyển sang năm mới, chào đón ngày mới (nguyên đán). Và để bắt đầu ngày mới thì cần có mặt trời thức giấc.

Trong quan niệm dân gian, gà trống chính là linh vật đánh thức mặt trời. Bởi vậy gà thường xuất hiện trong lễ cúng giao thừa của người Việt.

Trong đêm cúng giao thừa, mỗi gia đình thường bày mâm cỗ trên ban gia tiên và 1 mâm cỗ cúng ngoài trời để gọi thần mặt trời, cầu mong một năm tươi sáng may mắn.

ga-cung-dat- quay-ra-hay-quay-vao

Vậy gà cúng đêm giao thừa có gì đặc biệt?

Gà cúng đêm giao thừa nhất định phải là gà trống. Bởi gà trống mới cất tiếng gáy gọi ngày mới, còn gà mái thì không đủ đặc trưng này. Trong văn hóa dân gian, tiếng gáy của những chú gà trống là tiếng gọi thần mặt trời, kết nối người và thần linh. Bởi thế gà trống gáy thì trời mới sáng, mới gọi được thần linh nên cúng phẩm giao thừa không thể thiếu gà trống. Việc cúng lễ hay dùng gà trống thể hiện sự uy dũng oai phong, mạnh mẽ. Hơn nữa gà trống có những đặc điểm của đàn ông mà gà mái không có bao gồm:

- Chữ Văn: Gà trống có mào ở trên đầu và 2 yếm thịt ở dưới nhìn như mũ cánh chuồn chuồn của ông tiến sĩ.

 - Chữ Võ: Gà trống có cựa thể hiện cho vũ khí, biểu trưng cho Võ

- Chữ Dũng: Gà trống sẽ luôn sẵn sàng “chọi” nhau để bảo vệ cho đàn của mình, sẵn sàng chí tử.

- Chữ Nhân: Gà trống thường sẽ gọi đàn của mình khi được cho ăn thóc

- Chữ Tín: Gà trống luôn gáy đúng giờ dù mưa nắng hay gió rét.

ga-cung-giao-thua-dat-huong-nao

Gà cúng đêm giao thừa nên quay hướng nào?

Thông thường mâm cỗ cúng trên ban gia tiên cũng có gà và mâm cỗ cúng ngoài trời cũng có gà. Nhưng ý nghĩa của hai đĩa gà cúng này không hoàn toàn giống nhau. Do đó người sắp lễ cần chú ý ý nghĩa để đặt hướng gà cho hợp lý.

ga-cung-giao-thua

Gà cúng trên mâm cúng gia tiên lúc giao thừa là kết nối gia chủ với ông bà tổ tiên, thể hiện lời mời tổ tiên về cùng đón năm mới và cầu xin gia hộ cho con cháu tốt lành năm mới may mắn. Lúc này gà trống thể hiện sự kết nối. Thế nên lúc đó gà nên đặt hướng quay vào bát hương, thể gà chầu, chứ không quay về phía người cúng. Người cúng thì quay lưng ra ngoài và hướng tâm hướng mặt về phía ban thờ, bát hương.

Gà cúng trên mâm cỗ cúng giao thừa đặt ngoài trời mang ý nghĩa gọi thần mặt trời ban ánh sáng ngày mới, để chào đón một năm mới bình an, rực sáng. Do đó gà cúng trên mâm cỗ ngoài trời đêm giao thừa cần hướng lên phía mặt trời và hướng ra ngoài chứ không phải hướng vào trong nhà. Người cúng hướng về phía mặt trời để cúng. Bởi thế gà đặt quay ra và tốt nhất nên hướng về hướng Đông, hướng mà mặt trời thức dậy chiếu sáng ngày mới.

Không có tiếng gáy gà trống thì mặt trời không thức dậy. Bởi thế gà trống có ý nghĩa tâm linh to lớn trong lễ cúng của người Việt. Thế nên việc sắp lễ gà cúng giao thừa rất quan trọng để một năm mới đón tài lộc bình an, mang ánh sáng may mắn, thu hút tài lộc và dương khí, vận may về với gia đình, mang lại một năm mưa thuận gió hòa, làm ăn tấn tới phát tài phát lộc.

*Thông tin mang tính tham khảo chiêm nghiệm

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link