Trứng được coi là "siêu thực phẩm" với giá trị dinh dưỡng cao, giá thành rẻ, chế biến được nhiều món khác nhau. Bạn có thể kết hợp trứng với nhiều thực phẩm khác để tạo ra các món ăn giàu dinh dưỡng, hương vị thơm ngon. Tuy nhiên, cần phải lưu ý rằng, có một số thực phẩm thuộc nhóm "đại kỵ" với trứng. Kết hợp trứng với những nguyên liệu này có thể làm giảm giá trị dinh dưỡng của món ăn, gây ra nhiều tác động không tốt đối với cơ thể.
6 thực phẩm kỵ với trứng
- Quả hồng
Theo báo Sức khỏe & Đời sống, ThS. BS Lê Trịnh Thủy Tiên - Thành viên Hội Dinh dưỡng Lâm sàng Việt Nam cho biết hồng chứa nhiều chất tannin (đặc biệt là ở phần vỏ). Ăn trứng và hồng cùng nhau (hoặc ăn quá sát nhau) có thể khiến tannin kết hợp với đạm và các khoáng chất trong trứng để tạo thành các chất không tan, khó phân hủy. Những chất này ở lại trong hệ tiêu hóa, khó đào thải ra ngoài nên có thể gây đau bụng, viêm ruột cấp tính.

- Cá
Trứng và các đều là hai thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao nhưng không nên dùng chung với nhau. Nguyên nhân là do một số nghiên cứu chỉ ra rằng trứng gà có chứa thành phần avidin có thể vô hiệu hóa vitamin B7 trong cá, đặc biệt là ở các loại cá dầu.
- Óc lợn
Món óc lợn chiên cùng trứng có hương vị béo ngậy được khá nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, sự kết hợp này không thật sự mang đến lợi ích cho sức khỏe. Nguyên nhân là do nó có thể làm tăng lượng cholesterol trong máu. Đặc biệt, người bị tăng huyết áp ăn món này càng hại sức khỏe. Người khỏe mạnh cũng không nên ăn óc lợn chiên trứng quá thường xuyên.
- Khoai tây
Trứng và khoai tây khi sử dụng riêng biệt sẽ cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể. Tuy nhiên, nếu kết hợp chúng với nhau, giá trị dinh dưỡng sẽ bị suy giảm. Nguyên nhân là do một số khoáng chất có trong khoai tây có thể làm cản trở việc hấp thụ canxi và sắt từ trứng.
Đem hai loại thực phẩm này kết hợp với nhau làm ảnh hưởng đến tiêu hóa, gây khó tiêu.
- Sữa đậu nành
Bạn không nên sử dụng sữa đậu nành chung với trứng. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng sữa đậu nành chứa trypsin có tác dụng ức chế hoạt động tiêu hóa và hấp thụ protein của cơ thể. Khi sử dụng sữa đậu nành cùng trứng, trypsin sẽ ngăn cản quá trình phân hủy protein, làm cơ thể không hấp thụ được dưỡng chất quan trọng này.
- Nước trà
Uống trà sau bữa ăn là thói quen của nhiều người. Tuy nhiên, uống trà ngay sau khi ăn (bao gồm cả ăn trứng và các thực phẩm khác) không mang lại lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt là khi uống trà đặc. Uống trà có thể giúp bạn làm sạch miệng nhưng chất axit tannic trong trà sẽ kết hợp với protein trong trứng để tạo thành chất khó tiêu hóa, làm chậm nhu động ruột.
Một số lưu ý khi ăn trứng
- Không nên ăn trứng sống
Nhiều người cho rằng ăn trứng sống sẽ giúp cơ thể hấp thụ tối đa các dưỡng chất có trong thực phẩm này. Tuy nhiên, điều này không đúng. Trứng sống có thể chứa vi khuẩn salmonella. Loại vi khuẩn này gây ra ngộ độc, cực kỳ nguy hiểm với con người.
- Ăn bao nhiêu trứng trong một bữa là tốt cho sức khỏe?
Trẻ 6-7 tháng tuổi chỉ ăn 1/2 lòng đỏ trứng gà/bữa. Trẻ nhỏ từ 8-9 tháng tuổi có thể ăn 1 lòng đỏ trứng gà hoặc 4 quả trứng chim cút/bữa ăn. Trẻ từ 10-12 tháng tuổi có thể ăn 1 quả trứng/bữa, bao gồm cả lòng trắng và lòng đỏ. Trẻ từ 1-2 tuổi, cha mẹ có thể cho ăn 3-4 quả trứng/tuần.
Người lớn có thể ăn khoảng 3 quả trứng gà/tuần.