Trường hợp duy nhất CCCD hết hạn mà không cần đổi ngay: Yên tâm sử dụng không lo bị phạt

( PHUNUTODAY ) - Luật Căn cước 2023 có hiệu lực từ 1.7.2024 có quy định về trường hợp không phải đi đổi ngay Căn cước công dân khi đã hết hạn tính đến 30.06.2024, người dân cần hết sức lưu ý.

Luật Căn cước 2023 có hiệu lực từ 1.7.2024 có quy định về trường hợp không phải đi đổi ngay Căn cước công dân khi đã hết hạn tính đến 30.06.2024, người dân cần hết sức lưu ý.

Trường hợp duy nhất CCCD/CMND hết hạn mà không cần đổi ngay

CCCD/CMND là giấy tờ tuỳ thân quan trọng của người dân và có hạn sử dụng. Điều 2, điểm a khoản 1 Điều 5 Nghị định 05/1999/NĐ-CP ghi rõ, chứng minh nhân dân có thời hạn sử dụng là 15 năm kể từ ngày cấp, khi CMND hết hạn thì công phải đi đổi thẻ CMND. Trong khi đó, theo điểm a khoản 1 Điều 18 Luật Căn cước công dân 2014 thì trên mặt trước của thẻ căn cước công dân sẽ có ghi ngày, tháng, năm hết hạn. Khi đến ngày hết hạn thì bắt buộc công dân phải đi đổi thẻ Căn cước công dân (điểm a khoản 1 Điều 23 Luật Căn cước công dân 2014)

Trường hợp duy nhất CCCD/CMND hết hạn mà không cần đổi ngay

Trường hợp duy nhất CCCD/CMND hết hạn mà không cần đổi ngay

Căn cứ quy định trên, khi CCCD/CMND hết hạn thì công dân phải làm thủ tục cấp đổi CMND, CCCD. Tuy nhiên, khoản 3 Điều 46 Luật Căn cước 2023 (có hiệu lực từ ngày 01/7/2024) có quy định như sau:

“Điều 46. Quy định chuyển tiếp

3. Thẻ căn cước công dân, chứng minh nhân dân hết hạn sử dụng từ ngày 15 tháng 01 năm 2024 đến trước ngày 30 tháng 6 năm 2024 thì tiếp tục có giá trị sử dụng đến hết ngày 30 tháng 6 năm 2024.

…”.

Như vậy, nếu CMND/CCCD hết hạn sử dụng từ ngày 15/01/2024 đến trước ngày 30/6/2024 thì công dân được tiếp tục sử dụng mà không cần phải đi đổi ngay. Tuy nhiên, nếu CMND/CCCD hết hạn sử dụng từ ngày 15/01/2024 đến trước ngày 30/6/2024 nhưng rơi vào một trong các trường hợp sau thì công dân vẫn phải đi đổi ngay:

- Thẻ bị hư hỏng không sử dụng được;

- Thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhân dạng;

- Xác định lại giới tính, quê quán;

- Có sai sót về thông tin trên thẻ Căn cước công dân;

- Khi công dân có yêu cầu.

Nội dung thể hiện trên thẻ căn cước có nhiều khác biệt với CCCD

Nội dung thể hiện trên thẻ căn cước có nhiều khác biệt với CCCD

Nội dung thể hiện trên thẻ căn cước có nhiều khác biệt với CCCD

Thẻ căn cước có thông tin được in trên thẻ và bộ phận lưu trữ thông tin được mã hóa.

- Thông tin được in trên thẻ căn cước bao gồm:

+ Hình Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

+ Dòng chữ “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM, Độc lập - Tự do - Hạnh phúc”;

+ Dòng chữ “CĂN CƯỚC”;

+ Ảnh khuôn mặt;

+ Số định danh cá nhân;

+ Họ, chữ đệm và tên khai sinh;

+ Ngày, tháng, năm sinh;

+ Giới tính;

+ Nơi đăng ký khai sinh;

+ Quốc tịch;

+ Nơi cư trú;

+ Ngày, tháng, năm cấp thẻ; ngày, tháng, năm hết hạn sử dụng;

+ Nơi cấp: Bộ Công an.

- Thông tin được mã hóa, lưu trữ trong bộ phận lưu trữ trên thẻ căn cước gồm thông tin về ảnh khuôn mặt, vân tay, mống mắt của công dân, các thông tin sau:

+ Họ, chữ đệm và tên khai sinh.

+ Tên gọi khác.

+ Số định danh cá nhân.

+ Ngày, tháng, năm sinh.

+ Giới tính.

+ Nơi sinh.

+ Nơi đăng ký khai sinh.

+ Quê quán.

+ Dân tộc.

+ Tôn giáo.

+ Quốc tịch.

+ Nhóm máu.

+ Số chứng minh nhân dân 09 số.

+ Ngày, tháng, năm cấp, nơi cấp, thời hạn sử dụng của thẻ căn cước, thẻ căn cước công dân, chứng minh nhân dân 12 số đã được cấp.

+ Họ, chữ đệm và tên, số định danh cá nhân, số chứng minh nhân dân 09 số, quốc tịch của cha, mẹ, vợ, chồng, con, người đại diện hợp pháp, người được đại diện.

+ Nơi thường trú.

+ Nơi tạm trú.

+ Nơi ở hiện tại.

+ Thông tin nhân dạng.

+ Thông tin được tích hợp vào thẻ căn cước gồm thông tin thẻ bảo hiểm y tế, sổ bảo hiểm xã hội, giấy phép lái xe, giấy khai sinh, giấy chứng nhận kết hôn hoặc giấy tờ khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định, trừ thông tin trên giấy tờ do Bộ Quốc phòng cấp.

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link