Tuổi này cực xung với cây Lưỡi Hổ: Chỉ cần 1 cây cũng tổn phúc, tiền của không cánh mà bay

11:28, Thứ hai 15/07/2024

( PHUNUTODAY ) - Theo phong thủy, những người tuổi này không hợp với cây lưỡi hổ, tuyệt đối không trồng tùy tiện.

Cây lưỡi hổ hay còn có tên là cây lưỡi cọp và vĩ hổ, lưỡi hổ thuộc họ Măng tây, có chiều cao trung bình từ 50 đến 60cm. Thân cây lưỡi hổ có dạng dẹt, mọng nước, nhìn hơi sắc nhọn tuy nhiên thân rất mềm, không gây thương tổn.

Thân cây lưỡi hổ có 2 màu chủ đạo là xanh và vàng dọc từ gốc đến ngọn. Hoa lưỡi hổ nở thành từng cụm với nhau, mọc từ phần gốc lên và quả có hình tròn. Lưỡi hổ có tới 70 loài khác nhau, trong đó phổ biến nhất là cây lưỡi hổ cọp, cây lưỡi hổ vàng, lưỡi hổ xanh...

Cây lưỡi hổ hay còn có tên là cây lưỡi cọp và vĩ hổ

Cây lưỡi hổ hay còn có tên là cây lưỡi cọp và vĩ hổ

 Ý nghĩa phong thuỷ của cây lưỡi hổ

Tác dụng nổi bật của cây lưỡi hổ theo phong thủy là trừ tà, xua đuổi ma quỷ và thu hút may mắn, tài lộc cho gia chủ. Lá của cây lưỡi hổ thẳng đứng là biểu tượng của sự quyết đoán, ý chí tiến lên của con người. Loài cây này còn tương trưng cho quyền lực, danh gia vọng tộc.

Đặc biệt, nếu gia chủ trồng cây lưỡi hổ ra hoa thì càng mang lại may mắn và tài lộc.

Vị trí tốt nhất để trồng cây lưỡi hổ là ở phòng khách. Hoặc bạn cũng có thể đặt ở ban công, trước nhà đều rất tốt.

Cây lưỡi hổ kỵ tuổi nào?

Theo phong thủy, tuổi kỵ với cây lưỡi hổ trắng là: Nhâm Tý (1972), Quý Sửu (1973), Canh Thân (1980), Tân Dậu (1981), Mậu Thìn (1988), Kỷ Tỵ (1989), Nhâm Ngọ (2002), Quý Mùi (2003),…

Những tuổi đại kỵ (khắc) nhất với cây lưỡi hổ vàng là: Bính Ngọ (1966), Đinh Mùi  (1967), Giáp Dần (1974), Ất Mão (1975), Nhâm Tuất (1982), Đinh Sửu (1997),…

Những tuổi kỵ (khắc) nhất với cây lưỡi hổ viền vàng là: Đinh Dậu (1957), Giáp Thìn (1964), Bính Dần (1986), Đinh Mão (1987), Giáp Tuất (1994), Ất Hợi (1995),…

Cây lưỡi hổ kỵ tuổi nào?

Cây lưỡi hổ kỵ tuổi nào?

Những lưu ý khi trồng cây lưỡi hổ trong nhà

Lưỡi hổ thích bóng râm và chịu nóng kém, cây sẽ phát triển khoẻ mạnh ở trong nhà hay nơi nhiều bóng mát.

Lưỡi hổ có thể sinh trưởng tốt trong mọi điều kiện, từ đất khô cằn đến đất pha cát, sỏi, đặc biệt ưa đất có độ kiềm cao.

Cây lưỡi hổ không ưa nước, cần trồng nơi thoát nước tốt.

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link
Tác giả: Thạch Thảo