Tiếng ồn ào nói cười, hay hỏi của trẻ nhỏ
Trẻ nhỏ thì phải ồn ào. Trẻ nhỏ mà lúc nào cũng im lặng thì không phải là trẻ nhỏ. Trẻ nhiều năng lượng nên sẽ thường xuyên nô nghịch, khóc cười, nói, hỏi. Trẻ thích khám phá nên sẽ hỏi nhiều, sẽ lục đồ, sẽ tháo dỡ đồ đạc. Vì thế bạn hãy dạy cho trẻ về giới hạn không nghịch đồ người khác. Đừng bắt trẻ khi nào cũng ỉm ang như người lớn vì như thế trẻ sẽ thụ động,sẽ già nua.
Trẻ con là phải hồn nhiên. Âm thanh khóc cười của trẻ xua đuổi tà khí ma quỷ. Sự xuất hiện của trẻ nhỏ cũng là biểu hiện cho tương lai phát triển. Trẻ nhỏ thì phải ồn ào. Sự ồn ào của trẻ chính là biểu hiện trẻ đang phát triển, đang khám phá thế giới. Trẻ im lặng không hay khóc cười mới là vấn đề bất thường.
Nếu trẻ nhỏ ở trong nhà bạn hãy chấp nhận tiếng trẻ khóc cười như một phần tất yếu phải thế, đủ thời gian sẽ qua. Nếu gia đình lâu mới có trẻ nhỏ tới chơi hãy tận dụng giai đoạn đó mà vui cùng trẻ nhỏ để mang năng lượng mới vào nhà.
Trẻ nhỏ năng động hoạt động liên tục vừa là bản năng vừa là để phát triển tốt hơn.Trẻ phải như vậy mới thông minh. Nếu ép trẻ theo khuôn khổ của người lớn thì trẻ con già nhanh và kìm hãm sự phát triển của chúng. Bởi vậy hãy khuyến khích trẻ nói, cười, hỏi han tìm tòi khám phá nhưng hãy để tầm mắt tới trẻ để giúp chúng an toàn.
Tiếng ồn ào nước rửa, tiếng nồi niêu xoong chảo trong bếp
Khi nấu ăn thường sẽ có tiếng ồn như tiếng nước chảy, tiếng nước sôi, tiếng dao thớt, xoong chảo va nhau, tiếng giã cối...Chính những âm thanh ấy tạo ra những bữa ăn ngon chăm sóc gia đình.
Trog phong thủy bếp có vị trí quan trọng. Bếp của gia đình mà lạnh lẽo, vắng vẻ chứng tỏ gia đình thiếu những bữa ăn ngon, thiếu sự quan tâm quây quần. Người xưa nói bếp là nơi tụ tài. Thế nên bếp phải thường xuyên có nấu nướng ồn ào thì mới tụ khí mới có lộc.
Những tiếng động trong bếp phát ra từ việc nấu nướng có thể đánh thức thần linh, chiêu tài hút lộc, mnag lại sự may mắn thịnh vượng. Những âm thanh của dao thớt còn có ý nghĩa xua đi ma quỷ, khuấy động không gian, giảm đi sự tù đọng không khí trong nhà.
Tất nhiên điều này khác với âm thanh của sự cãi nhau đập phá, đá thúng đụng nia trong bếp nhé.
Tiếng người vợ cằn nhằn hò hét chồng con
Người vợ thường là người cằn nhằn chồng con, khi họ dậy muộn ngủ nướng, khi họ ham chơi, khi họ chưa chịu tắm để chuẩn bị ăn cơm tối... Nhưng đó chính là biểu hiện của một người mẹ, người vợ quan tâm tới gia đình. Khi người vợ còn hò hét nhắc nhở chồng còn thức dậy mỗi sáng, mỗi khi tới giờ đi tắm, đi ăn, thỉnh thoảng cằn nhằn về chồng con thì đó còn là hạnh phúc còn yêu thương nhau. Còn khi người vợ, người mẹ trong gia đình đã hoàn toàn im lặng thì chính là biểu hiện của sự thất vọng và gia đình đã không còn để họ quan tâm nữa. Người mẹ trong gia đình mà thờ ơ tức là gia đình đó đến lúc bại vong.
Bản chất của người vợ người mẹ thường là tha thiết tới tận cùng. Họ chỉ im lặng khi đã hoàn toàn buông bỏ không còn tha thiết nữa, khi đã hoàn toàn thất vọng. Hiếm có gia đình nào phát triển mà người vợ, người mẹ lại không hề có tiếng cằn nhằn nào. Và trong gia đình nếu người vợ, người mẹ không có tiếng nói không được phép nói hoặc không thèm nói nữa thì gia đình đó đang dần bị hủy hoại.
Tiếng người già nhắc nhở cháu con
Người lớn tuổi trong nhà như ông bà cụ cố thường có những kinh nghiệm truyền lại cho con cháu. Đôi khi họ già nên hay nói đi nói lại. Tuy nhiên khi còn biết nhắc nhở con cháu về đi đứng, ăn uống... thì đó là người còn khỏe và còn yêu thương con cháu. Còn những người già chỉ biết đòi ăn, tranh với con nít, khóc lóc, kể lể chuyện xa xưa thì đó là người già đã hóa trẻ con tức là họ đã chuyển qua giai đoạn mất trí nên lại giống đứa trẻ.
Còn ông bà, cụ cố nhắc nhở về chuyện ăn uống đi đứng là còn hạnh phúc. Đôi khi kinh nghiệm của họ không còn phù hợp với thời đại nhưng cũng có thể là cách tham khảo để chúng ta thấm nhuần sâu sắc hơn về thời đại của chúng ta.
*Thông tin tham khảo chiêm nghiệm