Ung thư cổ tử cung là một trong những ung thư thường gặp, có tần suất thứ hai trong các loại ung thư của phụ nữ trên thế giới với khoảng 500 nghìn ca mắc mỗi năm, trong đó có khoảng một nửa đã chết. Ở Việt Nam, ung thư cổ tử cung và ung thư vú là hai loại có suất độ cao nhất.
Bệnh này thường xảy ra từ từ, chậm chạp qua nhiều giai đoạn và mất nhiều năm. Cụ thể, từ cổ tử cung bình thường sẽ chuyển qua sản gai, đến dị sản nhẹ hay trung bình. Tiếp đó đến nặng và sẽ ung thư tại chỗ. Kế đó là ung thư vi xâm lấn và cuối cùng là ung thư xâm lấn thật sự.
Mất 4 đến 5 năm để một tử cung bình thường bị ung thư. Tuổi thường mắc bệnh này là từ khoảng 30 – 59 tuổi, nhiều nhất ở độ tuổi từ 45- 55. Giai đoạn đầu của bệnh thường không có biểu hiện gì, nhưng có thể phát hiện bệnh thông qua thăm khám.
Ung thư cổ tử cung là nỗi lo của nhiều phụ nữ |
Bệnh rất hiếm thấy ở phụ nữ dưới 20 tuổi. Phụ nữ độc thân hoặc một vợ - một chồng và không hút thuốc lá cũng ít có nguy cơ bị ung thư cổ tử cung
Nếu có khí hư không bình thường; đau hoặc chảy máu âm đạo; thiếu máu; đau lưng hoặc chân, khung xương chậu liên tục; khó đi tiểu; chảy máu trực tràng hoặc bàng quang; giảm cân nhanh, đột ngột. Đó có thể là dấu hiện cho thấy bạn có nguy cơ bị ung thư cổ tử cung.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến ung thư cổ tử cung. Có thể do quan hệ tình dục sớm (trước 18 tuổi) hoặc quan hệ với nhiều người. Nguy cơ bị bệnh cao hơn nếu như bạn tình cũng có quan hệ tình dục với nhiều người khác. Không chỉ vậy, ung thư cổ tử cung còn do mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục, đặc biệt là viêm nhiễm sinh dục do nhiễm các vi sinh vật như Human Papilloma virut (HPV), Trichomonas, Herpes simplex virus type 2 (HSV2),….
Ngoài ra, sinh đẻ nhiều (trên 4 lần) hoặc hút thuốc lá, vệ sinh kém, ăn thực phẩm không đầy đủ dinh dưỡng (thiếu sinh tố A, C, trái cây, rau tươi, axit folic,…) cũng khiến gia tăng nguy cơ bị bệnh.
Theo một nghiên cứu mới công bố trên tạp chí Cancer Epidemiology, Biomarkers & Prevention (Mỹ), những phụ nữ mãn kinh “nghiền” thức uống ngọt có nhiều nguy cơ phát triển thể ung thư tử cung, được gọi là ung thư nội mạc tử cung týp 1 phụ thuộc vào estrogen.
Theo giải thích của các nhà nghiên cứu, béo phì là một yếu tố nguy cơ gây bệnh ung thư và khi phụ nữ tiêu thụ nhiều thức uống ngọt sẽ góp phần gây béo phì, dẫn đến làm tăng nguy cơ phát triển bệnh ung thư.
Tiến sĩ Maki Inoue - Choi, thành viên của cuộc nghiên cứu, cho biết thêm: "Phụ nữ béo phì thường có mức estrogen và insulin trong máu cao hơn so với phụ nữ thể trọng bình thường. Mức tăng của estrogen và insulin ở phụ nữ lớn tuổi được đánh giá là yếu tố nguy cơ gây ung thư nội mạc tử cung týp 1".