Văn khấn CHUẨN trước khi lau dọn bàn thờ, rút chân nhang (23/12 Âm lịch)

11:00, Thứ năm 19/01/2017

( PHUNUTODAY ) - Ngày nay thời gian ít, một số kiêng kị không được lưu truyền nên ít người biết cách tỉa chân hương, bao sái (dọn dẹp, lau chùi ban thờ thần linh, gia tiên) để mời các cụ về ăn Tết).

Vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm theo Tết âm lịch, người Việt có tục lệ lau dọn bàn thờ, rút chân hương, sửa sang lại bàn thờ để chuẩn bị cúng lễ Tết. Tuy nhiên, trước khi thực hiện công việc này, ít người nghĩ tới việc phải thắp hương xin phép các cụ, xin phép tổ tiên.

Người được chọn để rút chân hương

Việc dọn dẹp bàn thờ, lau chùi bát hương và rút chân hương nên được làm sau lễ ông Công ông Táo là thích hợp nhất. Người thực hiện công việc này phải là người cẩn thận, chỉn chu và thành tâm trong việc thờ cúng. Trước khi thực hiện việc này thì việc tắm rửa sạch sẽ cũng là điều hết sức cần thiết, nếu không thì sẽ rất tai hại và làm ảnh hưởng đến vận mệnh của toàn gia trong năm mới.

Cách rút chân hương

Nếu cẩn thận, bạn nên sắm sửa một lễ vật để xin phép và mời các cụ tạm lánh trong thời gian dọn dẹp bàn thờ. Làm như vậy sẽ không kinh động đến các cụ và con cháu trong nhà cũng tránh bị quở mắng.

Sau khi thắp một nén hương xin phép, bạn hãy rút từng chiếc chân hương một cho tới khi chỉ còn lại một vài chân hương đẹp nhất (thường là các số lẻ như 3, 5, 7, 9). Số chân hương đã được rút sau đó sẽ được mang đi hóa thành tro và đổ xuống sông, vùi xuống gốc cây hoặc pha vào nước để tưới cây. Tuyệt đối không vứt chân hương và các đồ vật thờ, cúng khác ở nơi ô uế, nhiều rác thải. Nếu có thể, bạn hãy đặt lên một miếng xốp và thả xuống sông.

tia-chan-huong phunutoday

 Cuối năm nên bao sái ban thờ. Ảnh minh họa

Sau khi lau dọn bàn thờ và rút chân hương xong, bạn cũng cần thắp nén nhang để cẩn báo với các cụ.

Dù quan niệm thế nào thì đa số mọi người đều cho rằng, việc dọn dẹp bàn thờ, rút chân hương là việc làm cần thiết và nên thực hiện vào cuối năm hoặc trước ngày giỗ lớn của gia đình (giỗ tổ, giỗ cụ, giỗ ông bà...).

Khi lau dọn bàn thờ, bạn nên dùng nước ấm, rượu hoặc nước gừng để lau chùi đồ thờ cúng và trước khi làm việc này thì cần phải thắp hương và cúng khấn xin phép gia tiên.  

Văn khấn lau dọn bàn thờ:

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật! 

Con xin tấu lạy Chín phương Trời, Mười phương chư Phật, chư Phật Mười phương

Con xin tấu lạy vua cha Ngọc Hoàng thượng đế, Hoàng thiên hậu thổ, ngũ phương ngũ thổ, long mạch thổ, thần Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân. 

Tín chủ con là:………………

Ngụ tại:…………………. 

Con xin tấu lạy vong linh các cụ gia tiên cửu huyền thất tổ, bà tổ cô và các bà cô các đời, ông mãnh, cô bé đỏ, cậu bé đỏ dòng họ .... tại…… (địa chỉ nhà ở, quê). 

Hôm nay là ngày 23 tháng Chạp năm … ,con xin phép được bao xái lại bàn thờ gia tiên để cho sạch sẽ để tiễn năm cũ,đón năm mới tới, mong chư vị Phật Thánh, các cụ gia tiên tiền tổ, bà tổ cô, ông mãnh, cô bé đỏ, cậu bé đỏ của họ … chấp thuận. 

tia-chan-huong1 phunutoday

 Ảnh minh họa

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Sau hơn nửa tuần nhang thì bạn có thể tiến hành vệ sinh bát nhang và ban thờ.

*Thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link